Nên hay không chuyện đi làm thêm khi học năm nhất?

  1. Phong cách sống

"Mới năm nhất mà đi làm thêm thì có ảnh hưởng đến việc học tập không?"

Đây là câu hỏi của rất nhiều sinh viên khi mới "chân ướt chân ráo" lên thủ đô học Đại học. Trong đó có mình.

Mình coi đây là một câu hỏi lớn và bắt đầu đặt ra những câu hỏi nhỏ hơn để trả lời.

13-promising-part-time-millennial-jobs-1024x518-1545617108561207545588-154561741754548328065
  1. Mục đích của việc đi làm thêm?

Kiếm tiền? Đúng, đó là câu trả lời của hầu hết mọi người, kể cả bạn bè của mình cũng thế. Chúng ta đều mong muốn có một số tiền để có thể phục vụ nhu cầu bản thân hoặc cao hơn là để trang trải, giúp đỡ bố mẹ trong vấn đề tài chính.

Vậy còn lấy kinh nghiệm? Không thể phủ nhận. Bạn chỉ cần đi mua hồ sơ thôi, bạn cũng đã có kinh nghiệm. Bạn viết hồ sơ và tìm kiếm những nơi tuyển dụng việc làm, bạn cũng đã có kinh nghiệm. Bất cứ hành động nào cũng đều mang lại cho bạn kết quả. Do đó, đi làm thêm sẽ giúp bạn dạn dĩ, va vấp và trưởng thành hơn, dù thế nào đi chăng nữa.

2. Việc học hay việc đi làm thêm quan trọng hơn?

Thực ra, học hay đi làm đều quan trọng. Để trả lời cho câu hỏi này, mình sẽ xét về vấn đề: Ngành học của bạn và công việc bạn định làm

  • Nếu công việc của bạn tương xứng với chuyên ngành bạn học thì: Việc học và việc đi làm thêm dường như ngang hàng. Học trên lớp sẽ bổ trợ cho bạn những kiến thức cần cho công việc. Bên cạnh đó, các kiến thức nền tảng trên Internet cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Ngược lại, việc đi làm thêm sẽ cung cấp cho bạn những điều mới mẻ hơn, cho bạn môi trường để phát triển cũng như rèn luyện về trình độ, khả năng của bạn. Cả 2 sẽ bổ trợ lẫn nhau và bạn sẽ tiếp thu được cực kỳ nhiều điều bổ ích mà đôi khi trường lớp chưa cung cấp
  • Nếu công việc của bạn khác với ngành học, việc học sẽ quan trọng hơn. Mình cảm nhận rằng: Khi ngành học trái với công việc làm thêm thì việc làm đó giúp được bạn trong khía cạnh giao tiếp, xã hội. Tuy nhiên, mỗi người lại có cách cảm nhận khác nhau, tinh tế hơn, sâu sắc hơn.

3. Nên đi làm thêm vào khoảng thời gian nào?

Chắc chắn câu trả lời của mình là: Khi bạn cảm thấy mọi thứ đã đi vào guồng: Từ việc học, thói quen sinh hoạt cho đến các vấn đề khác xung quanh bạn khi bạn bắt đầu làm sinh viên năm nhất. Mọi thứ cần ổn định thì bạn mới có thể đi làm thêm.

Bên cạnh đó, bất cứ công việc nào cũng yêu cầu sự nhiệt thành, chăm chỉ và nghiêm túc. Vì vậy, sự chuẩn bị bản thân luôn là điều quan trọng nhất. Hãy đi làm thêm khi bạn cảm thấy quen với cuộc sống của một sinh viên năm nhất.

4. Lời kết

Mỗi người đều cần có trách nhiệm cho hành động của mình. Do đó, không thể nói rằng: Việc đi làm thêm ảnh hưởng đến việc học. Nếu biết cân bằng, chuẩn bị bản thân tốt và lựa chọn công việc hợp lý, chắc chắn bạn sẽ thành công, thậm chí là làm được những điều lớn lao hơn, tốt đẹp hơn.

Như thế, "Mới năm nhất mà đi làm thêm thì không ảnh hưởng đến việc học". Đối với mình chính là như vậy. Mình cảm thấy bản thân trở nên nhanh nhẹn hơn, tốt hơn và bạo dạn hơn khi đi làm thêm.

Từ khóa: 

học tập

,

làm thêm

,

sinh viên năm nhất

,

phát triển bản thân

,

cuộc sống

,

phong cách sống