Nền giáo dục Việt Nam có đang quá nặng nề không?

  1. Xã hội

Trong khi ở những nước phương Tây rất đề cao tới sở thích cá nhân, thậm chí tới đại học mới phải tiếp cận phương trình bậc 3, bậc 4 thì học sinh cấp 3 ở Việt Nam đã phải cày đêm giải hàm sin cos, vò đầu bứt óc với những bài toán hóc búa. Đáng buồn thay, đến khi lựa chọn ngành nghề ở Đại Học, Cao đẳng; các em còn không biết rõ chính xác nghề đó làm về cái gì.

Liệu những gì mà các em được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường có là một chiếc áo quá rộng?

Từ khóa: 

xã hội

Chẳng riêng gì cấp 3, lên đại học rồi tôi vẫn chẳng đk học cái m* gì. Lúc nào cũng sách vở lý thuyết bài bản. Cái mà giáo giục Việt Nam thiếu chính là cái thực hành kìa. Chứ học cho lắm vào rồi cũng có xin được việc đâu. Bảo sao học trường top một nhưng ra trường vẫn thua lương đứa học trường dân lập. Vì đơn giản một số trường dân lập bây giờ họ coi trọng việc dạy tay nghề, ra sản phẩm thực tế. Có như thế mới thực sự giúp ích cho sinh viên.

Những gì các ông lớn bắt học sinh học không phải là "chiếc áo quá rộng" đâu mà là " chiếc áo lệch tông" hiih🤔

Trả lời

Chẳng riêng gì cấp 3, lên đại học rồi tôi vẫn chẳng đk học cái m* gì. Lúc nào cũng sách vở lý thuyết bài bản. Cái mà giáo giục Việt Nam thiếu chính là cái thực hành kìa. Chứ học cho lắm vào rồi cũng có xin được việc đâu. Bảo sao học trường top một nhưng ra trường vẫn thua lương đứa học trường dân lập. Vì đơn giản một số trường dân lập bây giờ họ coi trọng việc dạy tay nghề, ra sản phẩm thực tế. Có như thế mới thực sự giúp ích cho sinh viên.

Những gì các ông lớn bắt học sinh học không phải là "chiếc áo quá rộng" đâu mà là " chiếc áo lệch tông" hiih🤔

  • Giáo dục Việt Nam cứng nhắt và khuôn khổ chứ không chỉ quá nặng nề, hiện tại còn tồn đọng vấn đề đề cao chạy đua thành tính, bằng khen, không tập trung chú trọng tính nhân văn giáo dục.
  • Theo thống kê, nền giáo dục Việt Nam được xếp là chi tiền thấp thế giới. Vậy Việt Nam đối xử quá tệ bạc với giáo dục.
  • Thực sự, khi họp đại biểu quốc hội chúng ta nêu cao biểu quyết đổi mới, đổi mới và đổi mới,... nhưng vẫn ngựa quen đường cũ, giáo dục vẫn dậm chân tại chỗ.
  • Trong khi chúng ta còn lận đận trong việc đổi mới SGK và lương giáo viên. Hãy nhìn lại các nước bạn XHCN như Trung Quốc, Cuba mà xem, đã có nền giáo dục phát triển vượt trội.
  • Tình trạng "cá leo cây" ở Việt Nam còn đó. Học sinh, sinh viên tiêu hóa những cái quá cao siêu, chung chung, khi ứng dụng thực tế thì xa vời, khi ra đời thì vẫn mò mò, dò dò như người khiếm thị, hoàn toàn mất định hướng công việc. Họ đâu biết điểm mạnh chuyên môn hay lĩnh vực của mình là gì.
  • Thường thì khi học xong cao đẳng, đại học, sinh viên niếm trải vị đắng, cay, mặn, ngọt của cuộc đời mới biết mình theo đuổi điều gì.
  • Theo mình giáo dục Việc Nam đang chỉ có tín hiệu đổi mới, còn quyết liệt thay đổi thì còn là chặng đường dài miên man. 

____________________________________

Vĩ Content - Sứ Giả Content

👉Nhớ cho mình xin lượt follow nhen. Cảm ơn bạn ^^

Dùng từ nặng nề thì cũng chưa đúng lắm. Với tôi thì giáo dục Việt Nam "Phân bổ chưa hợp lí" và quá "bảo thủ" Ngày xưa thời tôi đi học, bố mẹ cứ nhất nhất con trai phải giỏi toán lý hóa. Con gái học giỏi đến mấy thì cũng là cần cù bù thông minh chứ chẳng mấy đứa thông minh như con trai. Giờ nghĩ lại mới thấy quá bảo thủ trong tư tưởng. Phân bổ chưa hợp lí là sao. Không biết bay giờ như nào nhưng ngày xưa tôi học trường điểm của huyện. Các tiết học thêm chỉ có môn chính toán lý hóa, văn. Những môn phụ như tin, đạo đức.. hay bị cắt tiết vãi chưởng. Xong thầy cô dạy cũng qua loa. Nói chung trong tư tưởng của người Việt họ cho rằng những môn phụ như âm nhạc, mỹ thuật... không có ích. Cũng vì thế là gây ra áp lực cho con trẻ và vô tình bỏ đi những đam mê của chúng.