Nên đọc sách nhanh hay chậm?
"Làm sao để mình có thể đọc sách hiệu quả hơn?” đây là một câu hỏi không hề dễ trả lời, vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, kỹ năng và phương pháp mà các bạn thường sử dụng để đọc sách. Nhưng khi một ai đó hỏi mình câu này, thì thường ý họ sẽ là :”Làm sao để mình có thể đọc nhanh hơn?” – lối suy nghĩ này xuất phát chủ yếu từ những bài báo và cuốn sách viết về speed-reading được quảng cáo tràn lan ở trên mạng khiến cho mọi người lầm tưởng rằng sẽ có một phương pháp thần kỳ nào đó giúp họ đọc hàng trăm thậm chí hàng nghìn từ trong một phút.
Có thể việc tăng tốc độ đọc là một điều hoàn toàn có thể thực hiện được, nhưng để đạt đến trình độ “đọc đến đâu hiểu đến đó” như những gì mà các speed readers thường nhắc đến là một điều không tưởng với phần lớn tất cả chúng ta. Mình có tìm được một vlog phân tích rất hay về việc Speed-reading của trang Drawing your brain.
Tổng kết lại đối với bản thân mình, đôi khi việc cảm thấy khó chịu với tốc độ đọc của bản thân là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng chúng ta nên nhớ Fast reader chỉ có thể dành “chiến thắng” khi so sánh về những số liệu mang tính chất ngắn hạn, còn thành công trong dài hạn phải đến từ sự am hiểu và khả năng đánh giá thông tin, chứ không phải là tốc độ.
Bạn nghĩ gì về việc nên đọc sách nhanh hay chậm?
đọc sách
,bí kíp đọc sách
,kĩ năng đọc sách
,sách
Theo mình điều quan trọng là đọc hiểu chứ không quan trọng là nhanh hay chậm. Đọc để nhân được kiến thức để suy ngẫm chứ không phải là để đọc cho xong.
Hoàng Vũ Anh
Theo mình điều quan trọng là đọc hiểu chứ không quan trọng là nhanh hay chậm. Đọc để nhân được kiến thức để suy ngẫm chứ không phải là để đọc cho xong.
Nguyễn Duy Thiên
Đồng ý với kết luận của bạn viết bài. Rằng quan trọng mình lấy được thông tin. Loại thông tin mình cần lấy thì tùy thuộc vào loại văn bản mình đọc.
Ở đại học, các giáo sư cổ điển học đi ngược lại với quan điểm thị trường. Khi đọc cổ ngữ hay văn học cổ điển được dịch ra, sinh viên được yêu cầu phải phân tích chi ly từng chi tiết trong từng câu (ví dụ biện pháp tu từ "chiasmus" không thể bắt gặp được nếu bạn chỉ đọc để lấy ý, như thế không thể cảm nhận được hết giọng văn)
Mình nghĩ ngay đến ví dụ chiasmus trong In C. Verrem của Cicero, câu 5: "[...] perniciosa rei publicae vobisque periculosa [...]".
Hideki
Mình có thể đọc truyện tiếu lâm bằng tiếng Việt với tốc độ ít nhất 900wpm và kể lại cho người khác cười được. Cho bạn nào quan tâm, đó là tốc độ ở ranh giới (hoặc vừa vượt qua) subvocalization.
Với những người đọc chậm thì mình nghĩ nên có quyết tâm đọc nhanh hơn và hiểu nhiều hơn. Không làm được thì cũng nên cố gắng, hoặc ít nhất cũng không cần phải nghi ngờ khả năng hiểu của người khác.
Hồi xưa mình có nghe một bạn trẻ nói rằng những người cứ cho rằng người giàu chỉ giàu lên nhờ mánh lới thủ đoạn, thì sẽ chẳng bao giờ giàu. Giờ mình thấy vẫn đúng.
Có nhiều bạn nghĩ rằng đọc nhanh hơn thì tốt hơn, nhưng không luyện tập, chỉ vì nghĩ rằng bản thân không thể. Mình nghĩ đó là lựa chọn cá nhân thôi.