Nên dạy trẻ thế nào cho phù hợp được?

  1. Giáo dục

Không biết mọi người như nào chứ trong nhà mình chia ra 2 trường phái giáo dục và đang mâu thuẫn ra gay gắt. Chú mình thì mong muốn con trưởng thành hơn nên chủ động vạch ra các đường lối cho cháu như việc học code sớm, toán học nâng cao, các môn nghệ thuật,... nói chung là chủ yếu để phát triển cho công việc. Dì mình thi lại khác, mong muốn con tự trưởng thành nên chủ yếu để cho con tự học thoải mái, tự phát triển và lăn lộn.

Vậy theo bạn nên vạch sẵn đường đi cho con cái học theo hay là để trẻ tự do sớm để trưởng thành hơn?

Từ khóa: 

giáo dục trẻ

,

giáo dục

Mình nghĩ bạn nên đọc thử bài:
Để biết về những thiên hướng phát triển cho trẻ 
Đức Đứng Đắn
 nhé .

Theo mình, nếu bạn thấy con bạn có năng khiếu thể chất, hoặc âm nhạc thì bạn nên cho cháu phát triển càng sớm càng tốt. Vì những năng khiếu này qua độ tuổi vàng thì tiềm năng sẽ bị giới hạn dần. Một số thiên tài âm nhạc thì bắt đầu học từ 2,3 tuổi. Tuổi bắt đầu học nhạc tốt là 4-6 tuổi. Tuổi để bắt đầu rèn luyện thể thao chuyên nghiệp có thể từ 8-12 tuổi.

Các năng khiếu logic thì cũng nên được khai phá sớm trước 15-20 tuổi.

Còn nếu bạn thấy con bạn có năng khiếu xã hội (ăn nói hoạt bát, chém gió giỏi) thì bạn cứ kệ nó vì năng lực đó không cần khai phá sớm.

Như vậy bạn chọn trường phái phát triển cho con thì phụ thuộc vào năng khiếu của đứa trẻ nhé. Phương pháp của bạn hay gì bạn đều hợp lý nhưng với tùy trẻ.

Trả lời
Mình nghĩ bạn nên đọc thử bài:
Để biết về những thiên hướng phát triển cho trẻ 
Đức Đứng Đắn
 nhé .

Theo mình, nếu bạn thấy con bạn có năng khiếu thể chất, hoặc âm nhạc thì bạn nên cho cháu phát triển càng sớm càng tốt. Vì những năng khiếu này qua độ tuổi vàng thì tiềm năng sẽ bị giới hạn dần. Một số thiên tài âm nhạc thì bắt đầu học từ 2,3 tuổi. Tuổi bắt đầu học nhạc tốt là 4-6 tuổi. Tuổi để bắt đầu rèn luyện thể thao chuyên nghiệp có thể từ 8-12 tuổi.

Các năng khiếu logic thì cũng nên được khai phá sớm trước 15-20 tuổi.

Còn nếu bạn thấy con bạn có năng khiếu xã hội (ăn nói hoạt bát, chém gió giỏi) thì bạn cứ kệ nó vì năng lực đó không cần khai phá sớm.

Như vậy bạn chọn trường phái phát triển cho con thì phụ thuộc vào năng khiếu của đứa trẻ nhé. Phương pháp của bạn hay gì bạn đều hợp lý nhưng với tùy trẻ.

Trẻ con biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. Trên tinh thần đó, mình thấy quan trọng nhất là trẻ biết tư duy độc lập. Nó cần sớm tìm ra nó thích cái gì. Chứ không phải người lớn bảo nó hãy thích cái gì. Người lớn giới thiệu cho nó, và hãy mong nó thích, chứ đừng ép. Chả ai muốn bị ép cả.

Mình thấy cả chú và dì bạn đều tốt, vạch sẵn cũng tốt mà để tự do cũng tốt. Quan trọng là không tạo áp lực cho nó. Nó làm vì nó thích bao giờ cũng tốt hơn là nó làm vì bố/mẹ nó thích.

Có lẽ là một sự kết hợp cả 2 cách giáo dục trên? Mình từng đọc một câu chuyện kể về một gia đình đánh cá. Ông bố là một ngư dân rất giỏi nghề, và có 3 cậu con trai. Từ nhỏ ông đã luôn quan tâm chỉ dạy các kĩ năng đánh cá cho các con mình, rất kĩ lưỡng. Ông muốn đảm bảo rằng sau này các con còn giỏi hơn mình nữa. Nhưng rốt cục chúng lớn lên có kĩ năng đánh cá không bằng đc bố mình, bởi chúng chưa bao giờ phải tự mày mò một cái gì cả.

Vậy chúng ta nên để cho con cái tự do phát triển, không cần quan tâm để mắt tới chúng chăng? Cũng sai luôn. Ở các gia đình hoàng gia và tài phiệt Anh quốc, cha mẹ luôn 'định hướng' rõ ràng cho con cái trong việc phát triển các kĩ năng như quản lý tài chính và kinh doanh. Việc này giúp họ trở thành những gia đình giàu có không chỉ 3 mà rất nhiều đời sau đó.

Thế nên mình nghĩ chúng ta cần kết hợp cả 2 cách trên. Kết hợp như thế nào thì lại tùy vào hoàn cảnh.