Nên có hay không một Sở Giao dịch vàng?
Với những bất ổn trong thị trường vàng và tình trạng vàng hóa trong kinh tế tăng nhanh thì mọi người nghĩ có nên có một Sở giao dịch vàng không?
đầu tư & tài chính
Chính phủ Việt Nam đang lựa chọn "điều tiết" mạnh giá vàng để kiềm soát lạm phát và tỷ giá đồng Việt Nam đồng. Vì vậy ở thời điểm hiện tại, thị trường vàng của Việt Nam không phải là thị trường giao dịch tự do.
Sàn giao dịch vàng là một biểu hiện của thị trường vàng tự do. Ở thời điểm này có lẽ không được khuyến khích tại Việt Nam. Trên thế giới đã có sẵn các sàn giao dich vàng, và cho nhận uỷ thác.
Nội dung liên quan
Lê Minh Hưng
Chính phủ Việt Nam đang lựa chọn "điều tiết" mạnh giá vàng để kiềm soát lạm phát và tỷ giá đồng Việt Nam đồng. Vì vậy ở thời điểm hiện tại, thị trường vàng của Việt Nam không phải là thị trường giao dịch tự do.
Sàn giao dịch vàng là một biểu hiện của thị trường vàng tự do. Ở thời điểm này có lẽ không được khuyến khích tại Việt Nam. Trên thế giới đã có sẵn các sàn giao dich vàng, và cho nhận uỷ thác.
Đặng Lê Anh Khoa
Theo nhiều chuyên gia tài chính, thời điểm năm 2012, thị trường vàng Việt Nam có nhiều bất ổn. Tình trạng các cơn sốt giá vàng thường xuyên xảy ra. Trong bối cảnh đó, Nghị định 24 phù hợp và đã phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 8 năm triển khai, thị trường vàng đã ổn định, không còn tình trạng "găm" vàng trong dân. Hơn nữa, một số đạo luật mới về đầu tư, kinh doanh đã được ban hành theo hướng hội nhập quốc tế.
Kể từ cuối năm 2013, NHNN đã ngừng tổ chức đấu thầu vàng miếng. Trong khi đó, chỉ NHNN mới được phép nhập khẩu vàng nguyên liệu. Do đó, nguồn cung vàng đang trở nên khan hiếm. Đặc biệt trong thời điểm giá vàng quốc tế tăng mạnh như thời gian vừa qua. Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) đã kiến nghị lên NHNN xem xét sản xuất thêm một lượng vàng miếng để cung ứng ra thị trường nhằm cân bằng cung cầu, tránh hiện tượng sốt giá vàng.
Tuy nhiên, thực tế trên thế giới không có ngân hàng trung ương nào sản xuất vàng. Đại diện của VGTA mong muốn, NHNN sẽ không sản xuất vàng miếng và cũng không nên sử dụng một loại vàng miếng SJC làm thương hiệu độc quyền. NHNN có thể cấp phép cho một số doanh nghiệp có đủ điều kiện để sản xuất vàng miếng và chịu trách nhiệm với thương hiệu của mình theo khối lượng, tiêu chuẩn về chất lượng và trọng lượng đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước.
Theo quy định hiện hành trong Luật NHNN Việt Nam, Pháp lệnh quản lý ngoại hối… NHNN là cơ quan quản lý, chứ không phải là một doanh nghiệp kinh doanh. Việc giao NHNN sản xuất thêm vàng miếng tại Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng là không còn phù hợp. Vì bản chất của vàng miếng cũng là hàng hóa.
Nhiều ý kiến cho rằng, cần có một Sở giao dịch vàng quốc gia. Sở dĩ các sàn vàng trước đây tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây ra nhiều hệ lụy đối với các nhà đầu tư là do Việt Nam chưa có hành lang pháp lý đối với hoạt động này. Thời điểm đó, các sàn vàng “mạnh ai người nấy làm”, không có giao dịch tập trung tại Sở Giao dịch vàng như các quốc gia khác trên thế giới.
Điều này dẫn tới tình trạng thao túng, làm giá ngoài sự giám sát, quản lý của cơ quan Nhà nước. Giao dịch vàng tập trung tại Sở Giao dịch vàng là xu thế tất yếu và phổ biến trên thế giới. Một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của Sở Giao dịch vàng là tạo ra sự liên thông của giá vàng trong nước với giá vàng quốc tế. Như vậy sẽ tránh hiện tượng chênh lệch lớn về giá vàng như hiện nay, đồng thời có tính thanh khoản cao. Hoạt động xuất, nhập khẩu lậu vàng phức tạp hiện nay sẽ được đẩy lùi.
Để hoạt động của Sở Giao dịch vàng phát huy tác dụng và không bị lợi dụng, cần có hành lang pháp lý chặt chẽ, như quy định về tiêu chuẩn, chất lượng vàng, hạn mức giao dịch, tỷ lệ ký gửi, quy trình thanh toán bù trừ, điều kiện thành viên…