Nên chăng Việt Nam nên tập quen dần với việc Hỏa táng?

  1. Văn hóa

  • Thi thể người khi chôn sẽ gây ô nhiễm rất lớn.
  • Quỹ đất ngày càng cạn kiệt

Chắc chắn sẽ bị phản đối kịch liệt vì nhiều nền văn hóa/Tôn giáo khác nhau. 

PS: Tính sơ sơ ở nước ta mỗi năm có khoảng 300 ngàn chết, nếu chọn chôn cất mỗi mộ phần tốn 10 mét vuông (tính luôn cả diện tích phụ trợ của nghĩa trang) thì nước ta cần đến 3 triệu mét vuông hay 300 héc ta để lo cho người quá cố hàng năm. Cứ nhân lên vài năm là đủ thấy con số tăng chóng mặt thế nào!

undefined
Từ khóa: 

hỏa táng

,

ô nhiễm môi trường

,

phát triển bền vững

,

người chết

,

tôn giáo

,

văn hóa

-Hoả táng những năm gần đây cũng có nhiều người lựa chọn. Dân số thế giới đang tăng, chính vì thế tương lai sẽ không còn nhiều đất để chôn cất cho người đã khuất.

-Cách xử lý này không cần tốn quá nhiều thời gian và hơn hết có thể lấy được tro cốt của người đã khuất về để thờ cúng. Ngoài ra, người thân cũng không cần phải tới mộ để dọn cỏ như chôn dưới đất. Hỏa táng phát thải ra lượng khí carbon thấp hơn khoảng 10% so với việc ướp xác và chôn cất.Nhưng tất nhiên phương pháp này vẫn còn một số hạn chế. Hỏa táng vẫn phải sử dụng đến tài nguyên. 

-Trong tương lai minh nghĩ vẫn cần những phương pháp chôn cất khác mà không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Trả lời

-Hoả táng những năm gần đây cũng có nhiều người lựa chọn. Dân số thế giới đang tăng, chính vì thế tương lai sẽ không còn nhiều đất để chôn cất cho người đã khuất.

-Cách xử lý này không cần tốn quá nhiều thời gian và hơn hết có thể lấy được tro cốt của người đã khuất về để thờ cúng. Ngoài ra, người thân cũng không cần phải tới mộ để dọn cỏ như chôn dưới đất. Hỏa táng phát thải ra lượng khí carbon thấp hơn khoảng 10% so với việc ướp xác và chôn cất.Nhưng tất nhiên phương pháp này vẫn còn một số hạn chế. Hỏa táng vẫn phải sử dụng đến tài nguyên. 

-Trong tương lai minh nghĩ vẫn cần những phương pháp chôn cất khác mà không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Xung quanh người thân của em thì cũng đều chọn hoả táng người quá cố rồi anh ạ, tuy nhiên có 2 trường hợp: 1 là vừa hoả táng xong vẫn có mộ phần và lại chôn nguyên lọ cốt xuống đất, 2 là gửi cốt lên chùa. :)) Trong tương lai khi thiếu đất thì mộ phần sẽ ngày càng đắt đỏ, các chùa lớn bây giờ khu vực đặt cốt cũng san sát luôn. Em nghĩ rồi sẽ đến lúc phải rải cốt xuống sông như trong phim Hàn hay thấy.

Dòng họ nội ngoại của em thì đến giờ vẫn chưa "hỏa táng" người đã mất vì có phần đất sẵn ở nghĩa trang. Trong tương lai thì chưa biết sẽ như thế nào, nhưng em thấy tùy theo điều kiện, bối cảnh gia đình lúc đó thì "hỏa táng" vẫn được chấp nhận.

Mình thấy ở quê mình mọi người cũng đã dần quen với việc hỏa táng rồi, đã thấy nó khá văn mình và chấp nhận nó chứ ko kỳ thị như trước đây.

Mình nghĩ chắc chắn mọi người sẽ quen với việc hỏa táng. Bởi lẽ đất càng ngày càng đắt, mà diện tích đất dành cho việc chôn cất càng ngày càng hiếm, đấy là chưa kể đến sự ô nhiễm của việc chôn cất theo truyền thống (do công nghệ nên nhà hỏa táng hiện nay ở nước ta cũng rất ô nhiễm). Thế nên chọn việc hỏa táng là điều tất yếu, hoặc một biện pháp nào đó tiết kiệm diện tích, tiền của, thời gian hơn nữa.
Mình nghĩ step 1 là người ta phải nghĩ đến việc đốt quá nhiều vàng mã,khói um cả trời đất cũng là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường thì mới tiến tới step 2