Nắng Tháng Tám – Khi sức chịu đựng của con người là vô cùng
"
We can't solve problems by using the same kind of thinking we used when we created them." - Chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng chính tâm trí đã tạo ra vấn đề đó. (Albert Einstein).
Chuyện gì sẽ xảy ra khi một người cố gắng thay đổi suy nghĩ và hành động của một người? Không bao giờ làm được điều đó, hay nói cách khác, không ai có khả năng thay đổi người khác, nếu như không phải do chính người đó tự nhận biết và thay đổi.
Ảnh: ntybooks.com
Nắng tháng Tám của William Faulkner là một sự tổng hòa những câu chuyện tưởng chừng như không liên quan gì đến nhau, nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau một cách vô cùng tinh tế. Những tuyến nhân vật đan xen, không rõ ai chính, phụ được Faulkner từng bước khắc họa với chiều sâu tâm lý vô cùng phức tạp. Những con người lạc lõng, bị ám ảnh bởi quá khứ nhưng dám đương đầu với số phận, với mong muốn tạo nên những mầm hy vọng mới, cũng như khát khao mãnh liệt được tự do.
Xuyên suốt tác phẩm là "tiếng thì thầm nức nở của từng số phận người". Những con người đối diện với sự khắc nghiệt của cuộc sống bằng vẻ mặt tàn nhẫn, cô độc nhưng đầy kiêu hãnh; hay vẻ mặt bình thản, dửng dưng nhưng vô cùng lặng lẽ... Một cách nào đó, con người nói chung và những con người trong Nắng tháng Tám nói riêng đều có liên quan một cách mật thiết với nhau. Người này củng cố tính cách người kia, người này hiểu rõ người kia. Mỗi người đều có một mục đích sống riêng của mình, dù đó là gì đi nữa. Mục đích sống giúp họ tiến về phía trước, giúp họ hình thành thói quen, cũng như củng cố niềm tin. Niềm tin để tiếp tục sống, như "cái nắng tháng tám", như "ánh sáng tháng tám lung linh", như "nền trời tháng tám đầy sao", một vầng hào quang rực rỡ.
Điều ấn tượng nhất ở Nắng Tháng Tám có lẽ chính là việc tất cả mọi chuyện đều xảy ra như nó phải xảy ra, hoàn toàn nằm ngoài dự tính con người. Mọi thứ diễn ra như nó vốn có, giống như người với người có một cái gì đó gắn bó với nhau mà không cần phải nói ra. Cho dù chẳng ai trong tác phẩm nhìn ai (nếu có thì cũng chỉ là nhìn qua khóe mắt), vì số phận bắt họ phải luôn giấu diếm một cái gì đó, nhưng đó là số phận của những người mà nếu chỉ nhìn bề ngoài, ta không bao giờ có thể hiểu họ. William Faulkner đã vô cùng tinh tế trong việc xây dựng nên những phận người với những tranh đấu nội tâm vô cùng mạnh mẽ. Độc giả một khi đã cầm cuốn sách trên tay, sẽ khó có thể dừng việc lật giở từng trang, từng trang tiếp theo, để khám phá tận cùng tâm lý của từng nhân vật, để đồng cảm cùng nhân vật, sống cùng nhân vật, đặt mình vào vị trí của họ, để biết sức chịu đựng của con người là vô cùng.
Nếu bạn đòi hỏi một tác phẩm nhẹ nhàng và có phần thoải mái, thì Nắng tháng Tám của Faulkner không dành cho bạn. Tá c phẩm là một cuộc thử thách đích thực, dành cho những độc giả muốn đi sâu vào tâm hồn con người, nơi chứa đựng những phần sâu kín nhất và cũng là tăm tối nhất. Chỉ có đương đầu với những phận người như thế, bạn mới thật sự thấu hiểu thế nào là sự nhẹ nhõm khi nhận ra chân giá trị của niềm tin, như trạng thái hoài thai của ánh sáng tháng tám - ánh sáng của sự sinh nở và sáng tạo.
- Lena Grove, người phụ nữ mỏng manh yếu đuối nhưng sở hữu một niềm tin vô cùng mãnh liệt, một mục tiêu vô cùng rõ ràng.
- Joe Christmas, một người không rõ sắc chủng (nửa trắng nửa đen), một người sinh ra đã là vật tế thần, cả đời chỉ có một ước muốn duy nhất, là sự bình yên.
- Gail Hightower, một mục sư thất vọng hoàn toàn với xã hội đương thời, một người đã từng rất sôi nổi và nhiệt tình nhưng rồi giống như một đốm lửa dần bị tắt ngấm.
- Byron Bunch, một anh thợ bào bình dị, bị tình yêu bỏ quên, nhưng vẫn tôn thờ tình yêu, nhất là khi tìm thấy tình yêu với Lena Grove, và tỏa sáng.
Xuyên suốt tác phẩm là "tiếng thì thầm nức nở của từng số phận người". Những con người đối diện với sự khắc nghiệt của cuộc sống bằng vẻ mặt tàn nhẫn, cô độc nhưng đầy kiêu hãnh; hay vẻ mặt bình thản, dửng dưng nhưng vô cùng lặng lẽ... Một cách nào đó, con người nói chung và những con người trong Nắng tháng Tám nói riêng đều có liên quan một cách mật thiết với nhau. Người này củng cố tính cách người kia, người này hiểu rõ người kia. Mỗi người đều có một mục đích sống riêng của mình, dù đó là gì đi nữa. Mục đích sống giúp họ tiến về phía trước, giúp họ hình thành thói quen, cũng như củng cố niềm tin. Niềm tin để tiếp tục sống, như "cái nắng tháng tám", như "ánh sáng tháng tám lung linh", như "nền trời tháng tám đầy sao", một vầng hào quang rực rỡ.
Điều ấn tượng nhất ở Nắng Tháng Tám có lẽ chính là việc tất cả mọi chuyện đều xảy ra như nó phải xảy ra, hoàn toàn nằm ngoài dự tính con người. Mọi thứ diễn ra như nó vốn có, giống như người với người có một cái gì đó gắn bó với nhau mà không cần phải nói ra. Cho dù chẳng ai trong tác phẩm nhìn ai (nếu có thì cũng chỉ là nhìn qua khóe mắt), vì số phận bắt họ phải luôn giấu diếm một cái gì đó, nhưng đó là số phận của những người mà nếu chỉ nhìn bề ngoài, ta không bao giờ có thể hiểu họ. William Faulkner đã vô cùng tinh tế trong việc xây dựng nên những phận người với những tranh đấu nội tâm vô cùng mạnh mẽ. Độc giả một khi đã cầm cuốn sách trên tay, sẽ khó có thể dừng việc lật giở từng trang, từng trang tiếp theo, để khám phá tận cùng tâm lý của từng nhân vật, để đồng cảm cùng nhân vật, sống cùng nhân vật, đặt mình vào vị trí của họ, để biết sức chịu đựng của con người là vô cùng.
Nếu bạn đòi hỏi một tác phẩm nhẹ nhàng và có phần thoải mái, thì Nắng tháng Tám của Faulkner không dành cho bạn. Tá c phẩm là một cuộc thử thách đích thực, dành cho những độc giả muốn đi sâu vào tâm hồn con người, nơi chứa đựng những phần sâu kín nhất và cũng là tăm tối nhất. Chỉ có đương đầu với những phận người như thế, bạn mới thật sự thấu hiểu thế nào là sự nhẹ nhõm khi nhận ra chân giá trị của niềm tin, như trạng thái hoài thai của ánh sáng tháng tám - ánh sáng của sự sinh nở và sáng tạo.
nắng tháng tám
,william faulkner
,review sách
,sách
Nội dung liên quan