Nam giới nên chịu đựng và hy sinh để giữ gìn hạnh phúc gia đình?

  1. Tâm sự cuộc sống

Bạn nghĩ gì về phát biểu và kết quả khảo sát như trong hình?Giữ gìn hạnh phúc gia đình có cần đi liền với chịu đựng và hy sinh?

https://cdn.noron.vn/2019/09/10/48f64f4914cbc39d4cdc4117508e568e.jpg
Từ khóa: 

gia đình

,

hạnh phúc gia đình

,

đời sống hôn nhân

,

văn hóa

,

giới tính

,

tâm sự cuộc sống

Nghĩa là 8/10 ông coi trọng hạnh phúc gia đình. Và câu hỏi thì hết sức buồn cười.

Vì trong câu hỏi có chứa yếu tố bẫy để định hướng khán giả. Nội dung câu hỏi là về phụ nữ chứ không phải về hạnh phúc gia đình, trả lời "đồng ý" là chết. Phải trả lời kiểu vòng vo, dài dài 1 tí như các chính khách ý. Tuy câu hỏi kết bằng "giữ gìn hạnh phúc gia đình" là rất tốt, nhưng ý của nó có thể hiểu là "chỉ người phụ nữ chịu đựng thôi, nam giới không cần phải chịu đựng". Ủa thế hả, ý của tôi có như thế đâu?


Tưởng tượng, 1 cuộc đối thoại khác:

"Bạn nghĩ có nên chịu đựng và hy sinh để đổi lấy hạnh phúc gia đình?"

"Đồng ý. Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai." (ngêu ngao hát)

"Vậy bạn có nghĩ người phụ nữ nên là người  chịu đựng và hy sinh?"

"Uhm, mình nghĩ ai cũng cần phải hy sinh bản thân một chút, chịu đựng một chút để có được thành quả chung."

"Nhưng ý mình hỏi là CHỈ người phụ nữ phải chịu đựng thôi ý, bạn không cần phải chịu đựng gì cả"

"Nếu bạn nói toẹt ý ra như vậy, thì chắc chắn câu trả lời của mình sẽ khác chứ phải là đồng ý như ở cái ảnh phía trên đâu".

Trả lời

Nghĩa là 8/10 ông coi trọng hạnh phúc gia đình. Và câu hỏi thì hết sức buồn cười.

Vì trong câu hỏi có chứa yếu tố bẫy để định hướng khán giả. Nội dung câu hỏi là về phụ nữ chứ không phải về hạnh phúc gia đình, trả lời "đồng ý" là chết. Phải trả lời kiểu vòng vo, dài dài 1 tí như các chính khách ý. Tuy câu hỏi kết bằng "giữ gìn hạnh phúc gia đình" là rất tốt, nhưng ý của nó có thể hiểu là "chỉ người phụ nữ chịu đựng thôi, nam giới không cần phải chịu đựng". Ủa thế hả, ý của tôi có như thế đâu?


Tưởng tượng, 1 cuộc đối thoại khác:

"Bạn nghĩ có nên chịu đựng và hy sinh để đổi lấy hạnh phúc gia đình?"

"Đồng ý. Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai." (ngêu ngao hát)

"Vậy bạn có nghĩ người phụ nữ nên là người  chịu đựng và hy sinh?"

"Uhm, mình nghĩ ai cũng cần phải hy sinh bản thân một chút, chịu đựng một chút để có được thành quả chung."

"Nhưng ý mình hỏi là CHỈ người phụ nữ phải chịu đựng thôi ý, bạn không cần phải chịu đựng gì cả"

"Nếu bạn nói toẹt ý ra như vậy, thì chắc chắn câu trả lời của mình sẽ khác chứ phải là đồng ý như ở cái ảnh phía trên đâu".

Đã là vợ chồng, sống dưới cùng một mái nhà thì dù là vợ hay chồng đều cần biết hy sinh cho nhau, sống vì niềm vui, niềm hạnh phúc của nhau. Đúng, không phải lúc nào cuộc sống cũng êm ả như chúng ta mong muốn, sẽ có những lúc vợ chồng xích mích, hằn học nhau, tình yêu thì cũng sẽ có lúc phai tàn, nhưng chính cái nghĩa vợ chồng mới là điều làm nên một tổ ấm. Con cái sau này cũng sẽ nhìn vào sự hy sinh mà ba mẹ chúng dành cho nhau mà bắt trước theo.

Khác với khá nhiều loài động vật vốn con cái thường to khoẻ, và là con đầu đàn. Loài người là loài mà con đực thường là con đầu đàn và có sức mạnh thể chất vượt chội những con cái đồng loại.

Thế giới này đã, đang, và sẽ được thống trị và vận hành bởi những người đàn ông. Vậy nên từ xa xưa, loài người đã có sự phân công công việc:
  • Đàn ông săn bắn, đàn bà hái lượm.
  • Đàn ông đánh trận, đàn bà sinh con.
  • Đàn ông lo sự nghiệp, đàn bà lo mái ấm gia đình.

Văn hoá này kéo dài ngàn đời, và ăn sâu vào văn hoá người Việt, người Á đông, và kể cả phương tây. Hiện nay do các hoạt động thể chất (lao động, chiến đấu) được giảm lược bởi máy móc nên sự khác biệt về giới ngành càng được giảm bớt. Tuy vậy, trong tương lai gần thế giới này vẫn là sân chơi và cuộc chiến của những người đàn ông. Dĩ nhiên vẫn sẽ có số ít những người phụ nữ thành đạt và vươn lên tầm cao. Tuy vậy đó chỉ là thiểu số.

Kiếm tiền đó là việc của đàn ông. Và để kiếm được miến ăn mang về, người đàn ông cũng phải lao động vất vả, chiến đấu hết mình, nốc không biết bao nhiêu rượu bia và chất độc hại vào người. Họ đương nhiên cũng phải hi sinh rất nhiều. Trên thực tế, số người đàn ông chết (tai nạn lao động, tai nạn giao thông, đánh nhau) luôn lớn hơn phụ nữ rất nhiều.

Để giữ gìn hạnh phúc gia đình, người phụ nữ cần phải vun vén gia đình, chăm lo chồng con, hi sinh nhan sắc sức khoẻ cho sinh nở, hi sinh sự nghiệp, chịu đựng nhiều thứ. 

02A8E4B9-FBE0-47CA-81C7-7E6B67CA9DDC