Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Mặc dù đều là vùng cực, một về phía Bắc, một phía Nam, của hành tinh, nhưng giữa Bắc Cực & Nam Cực có rất nhiều điểm khác biệt. Các bạn có biết những khác biệt này là gì không? Hãy cùng tìm hiểu nhé:
Nguồn gốc tên gọi
Trong tiếng Anh, Bắc Cực còn được gọi là Arctic, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (Arktikos - nghĩa là "về phía Bắc"). Tương tự, Nam Cực còn được gọi là Antarctic, gốc từ Antarktikos - nghĩa là "hướng ngược lại với hướng về phía Bắc".
Nguồn: YouTube.
Những điểm khác biệt giữa 2 vùng cực
Sau đây là những điểm khác biệt chính giữa Bắc & Nam Cực...
Bắc Cực:
- Thực chất là một vùng biển, một "đại dương" nằm ở khu vực cực Bắc của Trái Đất. Nó được bao quanh bởi một tầng đất đống băng vĩnh cửu. Đây cũng chính là đặc điểm chính tạo ra sự khác biệt lớn giữa khu vực này và Nam Cực.
Nguồn: YouTube.
- Có độ sâu tối đa khoảng 4,000m.
- Vì vốn là một vùng biển, nên khí hậu ở Bắc Cực có phần ôn hòa hơn. Với nhiệt độ tối thiểu khoảng -68 độ C. Độ ẩm của khu vực này tất nhiên cũng cao hơn.
- Là nơi sinh sống của gấu Bắc Cực (được cho là do gấu Bắc Mỹ di cư suốt một niên đại dài và tiến hóa thành), cùng nhiều loài sinh vật khác.
- Loài chim Great Auk được cho là loài chim cánh cụt từng sống ở Bắc Cực (dù chim cánh cụt thường được cho là chỉ sống được ở Nam Cực) - đã tuyệt chủng vào thế kỷ 19 do nạn săn bắn của con người.
Loài Great Auk đã tuyệt chủng vì con người. Nguồn: Wordpress.
- Vì khí hậu ít khắc nghiệt hơn Nam Cực nên có con người sinh sống, dù mật độ vô cùng rải rác. Sự sống của con người cuối cùng lại gây đe dọa sự tồn tại của các loài sinh vật tại đây.
Nam Cực:
- Là một châu lục. Có bản chất lục địa, nên khí hậu tại đây khắc nghiệt hơn nhiều so với Bắc Cực.
- Cũng vì là một lục địa, một "tảng băng khổng lồ" cách mực nước biển trung bình khoảng 3,000m, nên nhiệt độ thấp hơn Nam Cực (càng lên cao càng lạnh).
Nguồn: YouTube.
- Có diện tích khoảng 14,000,000 km vuông, rộng gấp 2 lần nước Úc.
- Nhiệt độ tối thiểu khoảng -89 độ C. Lượng mưa ít, khô hạn.
- Là nơi sinh sống của chim cánh cụt (được cho là do các loài chim xứ lạnh bay từ những vùng lục địa khác đến sinh sống, và sau một thời gian dài tiến hóa thành chim cánh cụt).
- Hệ sinh thái tại đây tất nhiên không đa dạng bằng Bắc Cực.
- Vì khí hậu quá khắc nghiệt, nên con người cũng không sinh sống dài hạn ở đây, như ở Bắc Cực.
- Nam Cực luôn ở trong "mùa lạnh". Đây là vì vào Tháng 7, khi Trái Đất cách xa Mặt Trời nhất, thì đồng thời tại khu vực Nam bán cầu cũng đang là mùa Đông. Việc này khiến Nam Cực lạnh càng thêm lạnh.
Nguồn: YouTube.
Tuy có nhiều khác biệt, song cả 2 vùng cực đều đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng khí hậu Trái Đất. Con người cần ý thức, quan tâm hơn đến những vấn nạn như sự tuyệt chủng của các loài sinh vật cũng như tình trạng băng tan tại các khu vực này.
Nguồn:
YouTube, Khoahoc.tv, Climatekids.nasa.gov & Globalnews.ca
nam cực
,bắc cực
,thiên nhiên
,kiến thức trong ngày
,khoa học
Tại sao điều hòa tủ đứng 2 chiều 50.000 BTU không được thiết kế như thế này ạ ??.
Làm điều hòa tủ đứng 2 chiều 50000 BTU có dàn nóng biến thành dàn lạnh hình chữ L để tích hợp dàn nóng đó vào khối tủ đứng của điều hòa 2 chiều này rồi nhằm chỉ để trang bị cho phòng tắm mùa đông có được không hả bạn ??.
Tôi được biết điều hòa 2 chiều thì khi dùng chiều sưởi ấm thì dàn nóng biến thành dàn lạnh và ngược lại ạ. Lúc này cục nóng chỉ phả ra hơi lạnh nên về mùa đông trang bị cho phòng tắm chúng ta chỉ cần có cục nóng hình chữ L để tích hợp vào khối tủ đứng đó cho nó gọn gàng và vì là khí lạnh phả ra từ cục nóng thôi nên khí lạnh này có thể được dẫn ra môi trường bên ngoài bằng đường ống nhỏ bằng ngón tay út người lớn tương tự như đường ống của máy phun sương mùa hè là được thôi mà !!!.
Tại sao nhà sản xuất không làm ra điều hòa di động cho phòng tắm mùa đông như thế này ạ ??.
Xin cảm ơn ạ !!!!.
Ghi chú :
+) Cục nóng được thiết kế hình chữ L để phần trên chứa dây điện và ống dẫn, v.v.... Phần dưới chứa quạt cục nóng và dàn nóng mà thôi để khi lắp vào tủ đứng nói trên thì thấy gọn gàng thể tích nhất ạ.
+) Lưu ý là điều hòa 2 chiều tủ đứng kiểu này chỉ để thiết kế để cho trong phòng tắm trong mùa đông để sưởi ẩm cho nhà nào không thể khoan đục tường để treo cục lạnh thôi nhé !!!.
+) Sở dĩ tôi phải đề cập đến loại điều hòa công suất đến 50000 BTU này bởi vì có thế thì hiệu quả làm ấm nó mới tác dụng đến tất cả các nơi của gian phòng tắm của chúng ta đạt được nhiệt độ 30 độ C như mùa hè đấy ạ !!!!.
+) Bạn nào muốn nghiên cứu kỹ về bài này thì hãy tải nội dung (copy) xuống máy mà xem nhé. Xem ở trên mạng nội dung này hay bị Admin, Mod xóa bài viết lắm ạ.
Xin cảm ơn ạ !!!!.
Lê Thu Hương
Tại sao điều hòa tủ đứng 2 chiều 50.000 BTU không được thiết kế như thế này ạ ??.
Làm điều hòa tủ đứng 2 chiều 50000 BTU có dàn nóng biến thành dàn lạnh hình chữ L để tích hợp dàn nóng đó vào khối tủ đứng của điều hòa 2 chiều này rồi nhằm chỉ để trang bị cho phòng tắm mùa đông có được không hả bạn ??.
Tôi được biết điều hòa 2 chiều thì khi dùng chiều sưởi ấm thì dàn nóng biến thành dàn lạnh và ngược lại ạ. Lúc này cục nóng chỉ phả ra hơi lạnh nên về mùa đông trang bị cho phòng tắm chúng ta chỉ cần có cục nóng hình chữ L để tích hợp vào khối tủ đứng đó cho nó gọn gàng và vì là khí lạnh phả ra từ cục nóng thôi nên khí lạnh này có thể được dẫn ra môi trường bên ngoài bằng đường ống nhỏ bằng ngón tay út người lớn tương tự như đường ống của máy phun sương mùa hè là được thôi mà !!!.
Tại sao nhà sản xuất không làm ra điều hòa di động cho phòng tắm mùa đông như thế này ạ ??.
Xin cảm ơn ạ !!!!.
Ghi chú :
+) Cục nóng được thiết kế hình chữ L để phần trên chứa dây điện và ống dẫn, v.v.... Phần dưới chứa quạt cục nóng và dàn nóng mà thôi để khi lắp vào tủ đứng nói trên thì thấy gọn gàng thể tích nhất ạ.
+) Lưu ý là điều hòa 2 chiều tủ đứng kiểu này chỉ để thiết kế để cho trong phòng tắm trong mùa đông để sưởi ẩm cho nhà nào không thể khoan đục tường để treo cục lạnh thôi nhé !!!.
+) Sở dĩ tôi phải đề cập đến loại điều hòa công suất đến 50000 BTU này bởi vì có thế thì hiệu quả làm ấm nó mới tác dụng đến tất cả các nơi của gian phòng tắm của chúng ta đạt được nhiệt độ 30 độ C như mùa hè đấy ạ !!!!.
+) Bạn nào muốn nghiên cứu kỹ về bài này thì hãy tải nội dung (copy) xuống máy mà xem nhé. Xem ở trên mạng nội dung này hay bị Admin, Mod xóa bài viết lắm ạ.
Xin cảm ơn ạ !!!!.
Friendly Me
Hue Nguyen
Hai vùng này có khá nhiều điểm đối lập nhau, Bắc Cực thực chất là một đại dương được bao quanh bởi đất liền còn Nam Cực là một châu lục được bao quanh bởi đại dương. Về động vật đặc hữu thì Bắc Cực có gấu trắng mà không có chim cánh cụt và Nam Cực có chim cánh cụt mà không có gấu trắng.
Bắc Cực
Bắc Cực bao gồm vùng đại dương băng giá rộng lớn bao quanh là tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu đến cây cối còn khó sống nổi. Khi đứng ở cực Bắc thì dù nhìn về hướng nào cũng đều là hướng Nam. Cực Bắc nằm ở giữa giữa đại dương, được bao phủ bởi lớp băng dày và thường xuyên di chuyển. Nếu bạn lỡ chân rớt xuống nước bạn sẽ trở thành hóa thạch băng và chìm xuống độ sâu lên đến 4000m.
Trên mặt nước, nhiệt độ trung bình vào mùa đông có thể xuống dưới -40 độ C và nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận vào khoảng -68 độ C. Bất chấp những điều kiện khắc nghiệt này, con người vẫn có khu dân cư ở Bắc Cực hàng ngàn năm nay. Ngoài con người, hệ sinh thái ở Bắc Cực còn có các loài sinh vật sống trên băng, động thực vật phiêu sinh, cá, chim, động vật có vú dưới nước, động vật trên đất liền và thực vật.
Nam Cực
Nam Cực là châu lục nằm ở cực Nam Trái Đất. Nó là châu lục rộng thứ 5 thế giới với diện tích hơn 14.000.000km2, gấp gần 2 lần kích thước của Australia. Khoảng 98% diện tích Nam Cực là băng tuyết dày ít nhất 1600m do đó, điều kiện sống ở Nam Cực được coi là khắc nghiệt nhất trên toàn thế giới.
Nam cực sở hữu nhiều cái nhất bao gồm: châu lục lạnh nhất, gió nhiều nhất, khô nhất và có độ cao cách mặt nước biển trung bình cao nhất trong tất cả các châu lục. Dù tuyết rơi suốt ngày, nhưng Nam Cực lại rất khô, nó được coi là sa mạc với lượng mưa trung bình hàng năm chỉ 200 mm dọc bờ biển và ít hơn rất nhiều nếu sâu vào trong đất liền.
Nhiệt độ ở Nam Cực có thể đạt đến -89 độ C. Vì nó quá khắc nghiệt nên không có dân cư sinh sống, chỉ có khoảng 1000 - 5000 người sống tại các trạm nghiên cứu phân bố dọc châu lục. Ngay cả những động vật và thực vật cũng rất hiếm hoi, chỉ có những loài thích nghi được cái lạnh mới có thể sống sót, bao gồm các loài tảo, sinh vật nguyên sinh, vi khuẩn, nấm và một số ít động thực vật.
Tống Kim Thanh
Nguyễn Lan Hương