Nam Cao cho Lão Hạc tự tử chết thì được giảng dạy trong SGK còn Sơn Tùng cũng làm MV có cảnh tự tử thì cấm xuất bản. Vậy khác biệt là gì?
Chú ý: Câu hỏi là "khác biệt ở chỗ nào?" Không phải bàn chuyện đúng sai. Trả lời hài hước càng tốt, tôi sẽ tặng coin.
tin tức
Chào anh, em nghĩ rằng nhiều người sẽ trả lời rằng:
1. MV bị cấm do sai thời điểm(thời điểm nhạy cảm)
2. Thôi không cần biết, tiêu cực cực cho con cái chúng tôi thì cấm.
3. Không thích sẵn do lùm xùm nên cấm thì ủng hộ.
Nhưng với em, những lý do kể trên đều là ngụy biện.
1. Thời điểm là gì? Là khi có quá nhiều vụ việc tự tử thương tâm xảy ra, khi các thất bại trong hệ thống giáo dục đang bị lên án, khi phụ huynh không thể vin vào cớ “tốt cho con” để tiếp tục mơ tưởng rằng tụi nhỏ sẽ giúp họ gánh vác, chuyên chở con thuyền ước mơ của bố mẹ được nữa. Thì họ sợ hãi. Sự yếu kém làm con người ta sợ hãi và mong muốn đổ dồn mọi trách nhiệm ấy cho một cái MV, mà theo em là nó chẳng làm gì sai.
Họ nghĩ rằng MV sẽ làm dấy lên hiệu ứng tự sát, hoặc cổ vũ nó nếu được lan truyền rộng rãi vào lúc này. Nhưng thực ra thì stress, trầm cảm...Là những chứng bệnh được tích tụ về lâu dài, và làm thế này chẳng khác gì vẽ đường cho hưu chạy.
Chúng ta không thể nói rằng vì thời đây là thời điểm nhạy cảm khi chiến tranh giữa Nga và Ukraina diễn ra nên tôi không thể viết sách bình luận về tính đúng sai của cuộc chiến ấy vì “có khả năng” cuốn sách của tôi sẽ phát động, kích thích một hoặc hai phe vậy. Nó rất vô lý. Trong khi nhà báo, phóng viên có quyền được đưa tin, bình luận, đánh giá thì nghệ sĩ, người làm nghệ thuật nói chung cũng có quyền hạn tương tự. Và càng là vấn đề nóng hổi mới càng nên nói, chứ nguội lạnh trăm năm rồi thì nhắc lại cũng có thay đổi được gì? Thế nên một khi anh chị đã thấy sợ hãi trước năng lực giáo dục, quản lý của bản thân thì khi nào cũng là “nhạy cảm” thôi.
2. Định nghĩa tiêu cực của các bậc phụ huynh trên các trang MXH vừa qua: nghe nhạc hát về tình yêu chắc mẩm là thằng/con này thích ai, xem phim hành động, đấm đá thì học đòi thành giang hồ à? Coi Quỳnh búp bê để sau này làm gái bán hoa? Cứ phải là đẹp đẽ, bóng loáng, không tì vết thì mới để con xem. Thế thôi các vị tắt mạng, đóng cửa bảo nhau đừng cho con em giao du nữa. Cuộc sống không màu hồng, và đừng bắt con em phải xem toàn màu hồng để nó sinh ra ảo tưởng. Trẻ nhỏ cũng biết đúng sai, phải trái. Thử hỏi có bao nhiêu người xem phim có cảnh giết người, đánh đập, đánh bạc, bắn súng trong các bộ phim TVB hồi xưa mà làm y vậy không? Các anh chị nghĩ xem khi bé chúng ta có coi không và chúng ta biết đúng sai hay chúng ta là sỏi đá?
3. Cái này là vô lý nhất, bắt quàng chuyện khác. Nó giống với: dù tôi chẳng xem MV của thằng oắt ấy nhưng tôi ghét nó nên nó sai, vì thế hãy cấm nó đi vậy. Chả có gì thuyết phục ở đây khi bạn còn chưa hiểu rõ được vấn đề và nội đúng mà nó phản ánh.
=> Tóm lại, một tác phẩm nghệ thuật khi phát hành có quyền đón nhận khen - chê, phản ánh. Nhưng có chăng vì chúng ta đang sống trong một thời đại mà những tư duy đổ lỗi đang chiếm đóng phần lớn nên nó bị cấm chăng? Sự bình đẳng, công bằng trong nghệ thuật cũng là điều nên được thực thi. Nếu các phim VTV chiếu cảnh cận về tự tử, cách thức và còn ghim hẳn cmt giải thích thì những người cấm MV ST không có tư cách đổ lỗi, gán tội cho nó. Thế nên vấn đề cốt lõi vẫn nằm ở nhận thức của từng cá nhân thôi. Vì người tiêu cực sẽ thấy tiêu cực, người tích cực sẽ thấy an ủi, thậm chí là có nhiều bạn đang phải điều trị trầm cảm nói rằng họ được thấu hiểu, vậy giải quyết như thế đã hợp lý chưa? Hay chúng ta cũng đang tái diễn lại cảnh “bắt nạt” trong MV một lần nữa?
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyễn Trâm
Nhìn Cái Gì?
Lão Hạc thiếu cái ăn mà chết, nhân vật của Sơn Tùng thiếu tình thương mà chết.
Thời buổi này người ta thiếu tình thương thì nhiều chứ mấy ai thiếu đói mà phải chết, nên xã hội đang sợ hãi mà thôi.
Ghost Wolf
Ở dưới nhiều câu trả lời quá tôi ko có thời gian đọc hết, có thể sẽ trùng với một ý kiến nào đó bên dưới. Khác nhau thì có:
1 - Cách thức
2 - Nguyên nhân
3 - Lựa chọn
4 - Bối cảnh
5 - Tác giả
6 - Trách nhiệm
Ngoài ra, ý kiến cá nhân tôi là việc cấm cái MV là quyết định ko thỏa đáng.
Đào Mai Hương
Suy cho cùng, có khác là khác ở SUY NGHĨ và NHẬN THỨC của mỗi người về nó mà thôi.
Phải chăng do là 1 tác phẩm văn học lớn và đã tồn tại lâu đời, đã được công nhận và đưa vào nền giáo dục nên mọi người đón nhận và chấp nhận nó. Còn với 1 tác phẩm ca nhạc mới ra mắt lại đúng thời điểm khá nhạy cảm thì suy nghĩ của chúng ta lại điều hướng nó sang 1 hướng tiêu cực khác.
Chẳng ai muốn đứa con tinh thần của mình mang nghĩa xấu hay điều tiêu cực cả.
Eva Chia Sẻ
Rukahn
Nhiều người phân tích nhiều khía cạnh rồi, tôi sẽ cho vài cái so sánh chưa có ai chơi
Thứ nhất: đó là tính ảnh hưởng của loại hình sản phẩm: xét kèo này thì rõ ràng là truyện ngắn của Nam Cao dù là kinh diển sau hàng chục năm không có cửa chọi lại MV của sơn tùng rồi. Trong lịch sử những cuốn văn truyện, thơ ca có khả năng kích phát tâm lý tiêu cực của con người lên cực điểm để họ làm 1 cái gì đó thái quá dù tiêu cực hay tích cực đều không phổ biến, rất ít thứ làm được điều đó, nhưng ngược trở lại rất nhiều bản nhạc, bộ phim, câu chuyện kể lại làm được đều đó một cách khá dễ dàng. Tôi cho rằng lý do của điều đó là tốc độ tiếp nhận thông tin của đại chúng qua 1 bản nhạc luôn nhanh hơn so với một cuốn sách ( dùng ít cơ quan hơn thì nhanh hơn thôi mà), qua đó sức ảnh hướng cũng chênh lệch. Và điều đó khiến cho dù truyện lão hạc có tính chất tương tự như mv của tùng núi thì hiệu quả cũng kém hơn rất nhiều chứ chưa nói nội dung là khác biệt toàn diện. Nhất là tại 1 quốc gia luôn được báo chí cho rằng trung bình mỗi người dân chỉ đọc 0.83 cuốn sách/năm.
Thứ hai đó là xét đến lượng fan của 2 tác phẩm:
Nói về truyện ngắn Nam Cao, xuất bản trong những năm 20 của thế kỷ trước, trong bối cảnh 90% dân Việt Nam bị mù chữ, đội có trình đọc được rất ít và có sự chín chắn nhất định, đội đọc rồi mà thích lại càng ít, mà số đó đọc rồi có thích thì cũng biết thế chứ bố mẹ cho ăn cho học tốn kém lại ăn cả đống tư tưởng vào đâu, đâu ngu đế chết
Nói về mv của tùng núi: nói về lượng fan là đông đảo trẻ trâu, dù ăn học hơn xa thời Nam Cao nhưng những vấn đề của thời đại như kỹ năng sinh tồn thời loạn, khả năng xử lý vấn đề chắc là kém hơn, lại mong manh, dễ ảnh hưởng, dễ vỡ, dù không phải tất cả. Tuy nhiên trong những điều kiện nhất định lại có sự kích phát từ mv u ám của thần tượng thì biết đâu chả có thể tạo ra 1 cơn sốt tự tử nhất định như mấy ca khúc nào đó trên thế giới, nếu không có chế tài ngăn cản từ cơ quan quản lý
Lê Minh Hưng
Lão Hạc: Người lớn (ông già) đã trưởng thành về nhận thức, chọn cái chết vì túng quẫn, mất hết người thân.
Nhân vật của Sơn Tùng: Thiếu niên mới lớn, bồng bột, chọn cái chết vì không có người thấu hiểu, mất kết nối với gia đình.
Học Viết Cùng Nga
Dạ em thấy câu hỏi hay, nên vào trả lời cho vui, không vì coin ạ!
Theo quan điểm của em, sự khác biệt nằm ở 3 vấn đề.
Một là bối cảnh xã hội:
Bối cảnh xã hội trong Lão Hạc là 1 phần lịch sử của chúng ta. Do đó, đưa vào giảng dạy vì mong muốn chúng ta hình dung được và nhớ về thời điểm lịch sử xã hội đó.
Còn bối cảnh xã hội trong MV của Sơn Tùng chính là thực trạng xã hội của 2022. Có thể sau này, đến năm 3000, khi nó trở thành "lịch sử" thì nó sẽ được đưa vào SKG thì sao?:))
Hai là hướng giải quyết vấn đề trong 2 tác phẩm trên:
Lão Hạc - sống trong 1 xã hội bị đè nén, áp bức đến cùng cực. Người lao động nghèo gần như bế tắc không lối thoát. Họ gần như không có sự lựa chọn nào khác!
Nhân vật trong MV của Sơn Tùng - sống trong 1 xã hội "vô cảm", thiếu sự thấu hiểu. Từ đó dẫn tới sự cô đơn, lạc lõng của những người trẻ. Nhưng lật ngược lại vấn đề, chúng ta đặt ra câu hỏi rằng: Ở bối cảnh này, họ có thể có sự lựa chọn khác không? Có! Họ có thể thay đổi tương lai không? Có! Tại sao họ không làm?
3 là mục đích tự tử của 2 nhân vật trên:
Lão Hạc tự vẫn vì muốn gìn giữ tài sản cho con trai. Đó là sự hy sinh của một người cha dành cho con. Nó đáng được tôn vinh! Dù nó rất tiêu cực.
Nhân vật trong MV tự vẫn vì không chịu được áp lực trong cuộc sống. Anh ta tự vẫn vì chính mình, không phải vì người khác. Do đó, không đáng được tôn vinh!
Và quan trọng nhất, có một câu nói mà em nhớ mãi đến tận bây giờ: "Bạn chơi trên sân của tôi, bạn phải chấp nhận luật chơi của tôi, ok?" Em nghĩ rằng "luật chơi" là thứ sẽ chi phối tất cả mọi quyết định đó ạ.
Nguyễn Quang Vinh
1 bên là tự mình tạo ra tất cả, 1 bên là cắt ông này tý, ghép ông kia tý. 1 bên là ông già gần chết vs bên kia là thanh niên "chai chán". Bên thì ở cái thời bị áp bức, bên thì thái bình thịnh trị mà ko cố vươn lên, 1 bên là nhà văn tiêu biểu của thế kỷ 20, 1 bên là "sếp" của 1 fanclub. Ngoài ra, cái chết cũng bởi ý nghĩa khác nhau, 1 bên là hy sinh cho thế hệ sau, bên kia là hy sinh cho xong cái mv, kiểu nhân vật chính chết là hết phim.
Túm lại, nghe cmt có thưởng nên zô đoán mò phát thế thôi, chứ YT chặn cmn MV rồi, có coi đc gì đâu mà sao biết nguyên nhân cấm.
Linhhalav