Năm âm lịch và dương lịch hình thành như thế nào?
khoa học
Năm dương lịch được tính bằng đơn vị thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời.
Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời hết 365,2422 ngày (356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Như vậy cộng 12 tháng vừa đủ 365 ngày, đó là năm bình thường. Nhưng còn dư 5 giờ 48 phút 46 giây thì tính sao đây? Trong 4 năm liền, số dư đó cộng lại suýt soát một ngày, và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.
Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là sao “Thái âm”). Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết rất có quy luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày.
Thế nhưng một chu kỳ thời tiết thay đổi nóng lạnh là 364 ngày, trong khi 1 năm âm lịch chỉ có 354 - 355 ngày, mỗi năm còn dư 10-11 ngày, 3 năm liền dư hơn 1 tháng. Để phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết nóng lạnh, người xưa đã cộng thêm 1 tháng vào năm thứ ba, năm đó sẽ có 13 tháng, tháng được cộng thêm vào gọi là “tháng nhuận”, năm đó sẽ có 384 hoặc 385 ngày.
Nguyễn Hồng Ngọc
Năm dương lịch được tính bằng đơn vị thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời.
Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời hết 365,2422 ngày (356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Như vậy cộng 12 tháng vừa đủ 365 ngày, đó là năm bình thường. Nhưng còn dư 5 giờ 48 phút 46 giây thì tính sao đây? Trong 4 năm liền, số dư đó cộng lại suýt soát một ngày, và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.
Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là sao “Thái âm”). Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết rất có quy luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày.
Thế nhưng một chu kỳ thời tiết thay đổi nóng lạnh là 364 ngày, trong khi 1 năm âm lịch chỉ có 354 - 355 ngày, mỗi năm còn dư 10-11 ngày, 3 năm liền dư hơn 1 tháng. Để phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết nóng lạnh, người xưa đã cộng thêm 1 tháng vào năm thứ ba, năm đó sẽ có 13 tháng, tháng được cộng thêm vào gọi là “tháng nhuận”, năm đó sẽ có 384 hoặc 385 ngày.