MyGo, Voso.vn - Lợi thế của người nhập cuộc sau là gì Họ tận dụng điều đó như thế nào trong chiến lược phát triển?
Khi một thế mạnh mà được quá nhiều người nhắc đến, thì nó không còn tính bất ngờ để được xem là lợi thế cạnh tranh nữa. Ở đây là tính "địa phương/bản địa", Grab đã thắng Uber, Tiki cũng dần phát huy được lợi thế này để gây áp lực lên các đối thủ của mình. Thị trường giao-nhận, vận chuyển hay thương mại điện tử đang là cuộc chơi của các tay đua "đốt tiền".
- Nếu đi theo con đường "Lấy nông thôn vây thành thị" như cách Viettel đã làm ở thị trường Viễn thông, thì phải chăng họ đã bỏ qua tất cả thành tựu có được từ công sức của các đối thủ đi trước đã "đốt" hàng trăm triệu đô để educate hình vi người dùng?
- Hệ sinh thái sản phẩm của Viettel, cũng như người dùng và chuỗi cung ứng của Viettel có phải lợi thế chiến lược không? Vậy MyGo và Voso.vn có vai trò và chỗ đứng như thế nào trong hệ sinh thái ấy?
mygo
,voso
,thương mai điện tử
,viettel
,công nghệ thông tin
Từ góc nhìn của mình, mình có một số suy nghĩ sau:
Trong cuộc chiến TMDT này thì mình không thấy người nhập cuộc sau có nhiều lợi thế, trừ một lợi thế là user đã được educate nên các hành vi gọi xe hay tiêu dùng online, thanh toán điện tử đã có được một lượng người dùng nhất định.
Tuy nhiên câu chuyện vận hành, marketing, thu hút đối tác và thu hút user thì không có quá nhiều lợi thế, vì thị trường cạnh tranh quá lớn & người dùng khi có quá nhiều lựa chọn thì việc thay đổi hay trung thành với nền tảng mới là khá khó.
Mình thấy lợi thế lớn nhất của MyGo và Voso sẽ nằm ở phần vận hành, do công ty mẹ Viettel Post là đơn vị có kinh nghiệm vận hành trong lĩnh vực vận tải, giao nhận nên lợi thế vận hành khá rõ nét khi MyGo tham chiến cuộc chơi ứng dụng gọi xe.
Với Voso nếu hướng tới thị trường nông thôn thì mình nghĩ cần phải đi sát với bài toán thanh toán (mobile money) mà ViettelPay và Viettel đang hướng tới (thanh toán qua tài khoản điện thoại) sẽ tạo thành lợi thế cạnh tranh khác biệt cho Voso.
Hường Hoàng
Từ góc nhìn của mình, mình có một số suy nghĩ sau:
Trong cuộc chiến TMDT này thì mình không thấy người nhập cuộc sau có nhiều lợi thế, trừ một lợi thế là user đã được educate nên các hành vi gọi xe hay tiêu dùng online, thanh toán điện tử đã có được một lượng người dùng nhất định.
Tuy nhiên câu chuyện vận hành, marketing, thu hút đối tác và thu hút user thì không có quá nhiều lợi thế, vì thị trường cạnh tranh quá lớn & người dùng khi có quá nhiều lựa chọn thì việc thay đổi hay trung thành với nền tảng mới là khá khó.
Mình thấy lợi thế lớn nhất của MyGo và Voso sẽ nằm ở phần vận hành, do công ty mẹ Viettel Post là đơn vị có kinh nghiệm vận hành trong lĩnh vực vận tải, giao nhận nên lợi thế vận hành khá rõ nét khi MyGo tham chiến cuộc chơi ứng dụng gọi xe.
Với Voso nếu hướng tới thị trường nông thôn thì mình nghĩ cần phải đi sát với bài toán thanh toán (mobile money) mà ViettelPay và Viettel đang hướng tới (thanh toán qua tài khoản điện thoại) sẽ tạo thành lợi thế cạnh tranh khác biệt cho Voso.
Tuyết Mai
Theo cá nhân em nghĩ, cái ngành E-Retail hiện nay thì có vẻ vấn để giá và sự nhanh nhạy (thời gian giao hàng, cập nhập sản phẩm,...) sẽ là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh.
Một chuỗi cung ứng thường thấy của ngành này gồm chủ yếu 3 bên Suppliers, E-retailer, Deliver. Thì ở đây của Viettel đã gộp chung được Retailer và Deliver về chung một nhà chính là Voso.vn và MyGo. Cái này sẽ có thể giảm thiểu được cái chi phí cho outbound transportation và đồng thời là có lợi về thời gian giao hàng luôn. Đội xe lớn mà, mấy TMĐT thường thì đối tác vận chuyển của nó 1 bên, ví dụ tiki có NinjaVan, nhưng Voso.vn có Viettel Post và thêm MyGo ( dù không biết cả 2 có cùng tham gia không nhưng nguồn lực cũng lớn)
Nói chung nếu phát triển hiệu quả thì em thấy cái lợi thể cạnh tranh này thực sự cũng tạo ra được khoảng cách lớn dù là người đến sau.