Muốn thực hành thiền định thì cần có những điều kiện gì?
"...Trên đời này vẫn tồn tại một quy luật là bất cứ cái gì muốn được tồn tại thì ngoài những điều kiện nuôi dưỡng nó, bên cạnh đó cũng đòi hỏi phải có một hay nhiều tác động đối lập, ta có thể gọi đó là một tương quan mâu thuẫn cũng được. Nếu không có đủ hai trợ lực tương khắc này, vạn vật sẽ không thể có mặt hoặc ít nhất cũng sớm tự diệt vì sự phát triển quá đà. Một con người dù có là thiên tài cũng phải còn lại trong chính mình chút gì đó dung tục để có thể hiện diện giữa đời thường…"
Sư Toại Khanh
Nguồn: FB
Câu hỏi: Muốn thực hành thiền định thì cần có những điều kiện gì?
Sư Thanh Minh trả lời: Cần những điều kiện sau:
1. Giữ giới
- Giới căn bản: 5-8-10....
- Giới thu thúc: tránh ngoại cảnh không thích hợp
- Giới nuôi mạng: kiếm ăn chân chánh
- Giới tri túc: biết đủ với những vật dụng hàng ngày
2. Viễn ly:
- Tránh xa chỗ ở ồn ào không thích hợp
- Tránh xa hội chúng không thích hợp
- Tránh xa người thô lỗ, người quá thân thiết, người khác phái...
3. Buông xả
Buông bỏ đời sống hưởng thụ dục lạc như:
- Ưa thích sự sang trọng
- Ưa thích ăn ngon - ngủ nhiều
- Ưa thích tụ tập bạn bè, nói chuyện thế tục
- Ưa thích vui chơi giải trí, xem nghe nhạc kịch
- Ưa thích giàu sang, quyền lực, danh vọng
- Ưa thích hẹn hò đôi lứa,...
- Ưa thích những việc lặt vặt như: nấu ăn, dọn dẹp, trồng cây, nuôi thú, đọc báo, nghe đài...
4. Cần hỗ trợ
- Người thầy: có kinh nghiệm về pháp hành thiền định tận tình chỉ dạy
- Người hộ độ: có người hộ độ những vật dụng cần dùng như: sàng toạ, y phục, thuốc men, vật thực khi cần.
5. Niềm tin
- Tin vào sự hành thiền đã đạt được sự giác ngộ của Đức Phật
- Tin vào sự thực hành thiền của mình cũng sẽ đi đến giải thoát
6. Tinh tấn
- Dù thân này có mệt mỏi cũng không lo sợ
- Dù thân này có đau đớn cũng không lo sợ
- Dù thân này có bệnh tật cũng không lo sợ
- Dù phải thực hành nhiều năm tháng cũng không lo sợ
- Dù thân này có kiệt sức cũng không lo sợ
- Dù thân này có gặp nguy hiểm cũng không lo sợ
- Dù thân này có phải chết cũng không lo sợ
7. Chánh niệm
- Giữ chánh niệm trên đề mục thiền trong khi ngồi thiền
- Giữ chánh niệm trong lúc đi thiền hành
- Giữ chánh niệm ở mọi lúc, mọi nơi
8. Định tập trung tâm trên đề mục
- Nhất tâm trên đề mục
- Định tĩnh trên đề mục
- Không suy tư sang những chuyện khác như:
+ Tham dục
+ Sân hận
+ Hôn trầm
+ Trạo hối
+ Hoài nghi
9. Tuệ hiểu rõ mục đích của việc hành thiền
- Hiểu rõ lợi ích của việc hành thiền
- Hiểu biết rõ đề mục - cách nhận biết và duy trì đề mục đó
Trích lục trong Hỏi đáp Phật Pháp căn bản, Chùa Phúc Minh 2018
BẢY ĐỨC HẠNH CỦA NGƯỜI TU.
1 - Nếu sống với đức hạnh thứ nhất: “Thích giản dị, không thích sống ruờm rà, cầu kỳ”. Đó là một lối sống đơn giản, không hao tốn tiền bạc, không ruờm rà, ít muốn biết đủ. Đức hạnh rất phù hợp với người tu sĩ Phật giáo.
2 - Nếu sống với đức hạnh thứ hai: “Ưa thích yên lặng, không thích nói nhiều”. Đó là một lối sống trầm lặng, sống độc cư, sống một mình. Đức hạnh này rất phù hợp với con đường tu tập giải thoát của Phật giáo.
3 - Nếu sống với đức hạnh thứ ba: “Ít ngủ nghỉ, không ham ngủ”. Đó là lối sống của người thông minh, sáng suốt, minh mẫn, tỉnh giác. Những người có lối sống như vậy là lối sống của người tu sĩ Phật giáo.
4 - Nếu sống với đức hạnh thứ tư: “Không kết bè, kết bạn, không nói những điều vô ích”. Đó là lối sống độc cư phòng hộ sáu căn, lối sống của những bậc chân tu, của những người thoát tục, của những người xuất thế gian.
5 - Nếu sống với đức hạnh thứ năm: “Không tự khoe khoang trong khi mình thiếu đức”. Đó là lối sống khiêm tốn của những bậc Hiền Thánh, người thế gian không thể làm được. Người thế gian hễ làm được những gì thì khoe khoang không hết lời.
6 - Nếu sống với đức hạnh thứ sáu: “Không kết bạn với những người xấu ác”. Người xưa thường nói:“Chọn bạn mà chơi”. Đúng vậy, gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Chơi với những người bạn xấu ác thì sẽ ảnh hưởng xấu và tai tiếng xấu. Đây là một đức hạnh rất cần thiết cho sự giao tiếp với mọi người, trong cuộc sống chung đụng trong gia đình và xã hội.
7 - Nếu sống với đức hạnh thứ bảy: “Thích ở một mình nơi rừng núi thanh vắng”. Đây là đức hạnh của những bậc tu hành chân chính sống nơi rừng núi thanh vắng. Bởi tu hành nơi rừng núi thanh vắng thì mới xả tâm ly dục ly ác pháp trọn vẹn.
💥Sādhu. Sādhu. Sādhu💥
Nhiều người cảm thấy có chút gì đó không ưng bụng với lá cờ này mà không nói ra? Ý tưởng về lá cờ này của Sư TK không phải là mới đây. Nếu ai có nghe bài giảng Tương Ưng ngày 30-3-2016 (hay có cuốn sách Những bài giảng Tương Ưng tập 5) sẽ thấy Sư đã từng đề cập đến ý tưởng về lá cờ này.
Sở thích của mỗi người phụ thuộc vào ba yếu tố tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, và môi trường sống; vì vậy cách nhìn của mỗi người với lá cờ này khác nhau. Phải nói rằng, khi tôi nhìn lá cờ này, trong tôi có một sự chấn động nhỏ. Lá cờ quen lắm luôn, tôi có cảm giác rõ ràng mình đã từng chào lá cờ này không phải là một lần.
Nhìn kỹ lại đi, tác giả đã gởi gắm một niềm yêu quê hương tha thiết vô cùng mãnh liệt, một hồn sông núi vào lá cờ này.
Tôi chỉ có thể nói đến thế.
Nếu mọi người vẫn còn mù mờ, tôi gợi ý thêm cho hai chữ để Google: 'TK'
;)(Tất nhiên hai chữ TK này không phải là Toại Khanh) ===== Đạo Kỳ Kalama Hermitage Lá cờ Phật giáo hiện tại có từ năm 1952 do ông Olcott nghĩ ra, với 5 dải màu tượng trưng cho các hạnh lành của Bồ Tát Thích Ca trước khi thành Phật. Nhiều năm qua chúng tôi vẫn có chút ý muốn làm mới lá cờ này để Phật giáo có thêm một biểu tượng trẻ trung, nhưng không có dịp thực hiện ý tưởng của mình. Nay nhân việc thành lập trung tâm Kalama, chúng tôi mạo muội đưa ra màu cờ Phật giáo kiểu mới cho riêng Kalama. Làm vậy, chúng tôi không hề có ý phủ nhận công lao tiền nhân, mà ngược lại, với chủ ý tô sáng tinh thần của các vị. Ai hôm nay nhìn vào lá cờ riêng của Kalama cũng thấy ra lá cờ truyền thống trong ấy, có khác chăng chỉ là một kiểu trình bày mới, một bố cục mới, nhưng trên tinh thần cũ. Một lẽ nữa, vì chỉ là lá cờ của riêng Kalama và chỉ dùng tại trung tâm này nên chúng tôi cũng không ngại tình huống tiếng đời. Vì trộm nghĩ việc trù dập thiện chí, thóa mạ sáng tạo thời nào cũng có, nếu ai cũng trùm chăn để được an toàn thì... Xin hỏi nhân gian trời cao đất rộng Tội tình chi mòn gót những lối mòn Chánh pháp nan văn, thân người khó được Tâm thức khô cằn cho hoa lá héo hon... Toại Khanh