Muốn lập một gia phả cần có những điều kiện gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo thông tin trên mạng www.vietnatngiapiia.com thì Gia phả là một sổ sách ghi chép tên tuổi, thân thế của một dòng họ, ghi chép thế hệ trong họ và lịch sử tổ tiên. Có gia tộc dòng họ mới có gia phả. Gia phả cần thiết cho mỗi gia đình dòng họ, các ngành khoa học, xã hội...là vật thiêng liêng trong gia Một gia phả hoàn chỉnh bao gồm những phần sau đây: •Trước hết, phải có thông tin về người sao lục (biên soạn) là ai, tên gi, thuộc đời thứ mấy, triều vua nào, năm nào... và tên người lục biên qua các đời cũng có cước chú rõ ràng. • Tiếp theo, là phả ký hay là gia sử. Nêu nguồn gốc xuất xứ của gia tộc. • Tiếp theo, là Thủy tổ của dòng họ. • Sau đó, là từng phá hệ phát sinh từ Thủy Tổ cho dến các đời con cháu sau này. Đây là phần quan trọng nhất của gia phả. Có phần phả đồ, là cách vẽ như một cây, từng gia đình là từng nhánh, từ gốc đến ngọn cho dễ theo dõi từng đời. Đối với tiền nhân có các mục sau đây: • Tên: Gồm lên húy, tên tự, biệt hiệu, thụy hiệu và tên gọi thông thường theo tập quán địa phương? Thuộc đời thứ mấy? • Con trai thứ mấy của ông nào? Bà nào? • Ngày tháng năm sinh (có người còn ghi được cả giờ sinh). • Ngày, tháng, năm mất? Thọ bao nhiêu tuổi? • Mộ táng tại đâu? (có người ghi được cả nguyên táng, cải táng, di táng tại đâu? Vào tháng, năm nào?). • Học hành, thi cử, đậu đạt, chức vụ, địa vị lúc sinh thời và truy phong sau khi mất: Thi đậu học vị gì? Khoa nào? Triều vua nào? Nhận chức vị gì? năm nào? Được ban khen và hưởng tước lộc gì? Sau khi mất được truy phong chức gì? Tước gì? (đối với những vị hiển đạt thì mục này rất dài. Ví dụ trong Nghi Tiên Nguyễn gia thế phả, chỉ riêng Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, mục này đã trên • mười trang). • Vợ: Chánh thất, kê thất, thứ thất... Họ tên, con gái thứ mấy của ông nào, bà nào? Quê ở đâu? Các mục ngày, tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm mất, tuổi thọ, mộ, đều ghi từng người như trên. Nếu có thi đậu hoặc có chức tước, địa vị, được ban thưởng riêng thì ghi thêm. • Con: Ghi theo thứ tự năm sinh, nếu nhiều vợ thì ghi rõ con bà nào? Con gái thì ghi chú kỹ: Con gái thứ mấy, đã lấy chồng thi ghi tên họ chồng, năm sinh, con ông bà nào, quê quán, đậu đạt, chức tước? Sinh con mấy trai mấy gái, tên gì? (Con gái có ghi chú còn con trai không cần vì có mục riêng từng người thuộc đời sau). • Những gương sáng, những tính cách, hành trạng đặc biệt, hoặc những công đức đối với làng xã, họ hàng, xóm giềng... Những lời dạy bảo con cháu đời sau (di huấn), những lời di chúc... • Ngoài những mục ghi trên, gia phả nhiều họ còn lưu lại nhiều sự tích đặc biệt của các vị tiên tổ, những đôi câu đối, những áng văn hay, những bài thuốc gia truyền... đó là những tài sàn quý giá mà chúng ta dc thất truyền, chưa biết khai thác. Tiếp theo, là tộc ước. Đây là những quy định - quy ước trong tộc họ, đặt ra nhằm ổn định tộc họ, có công thưởng, có tội phạt, tất nhiên là phải phù hợp với luật pháp chung. • Với một tộc họ lớn, có thể có nhiều tông nhánh, chi phái. Phần này sẽ ghi những thông tin chi phái, ai là bắt đâu chi, chi hiện ở đêu, nhà thờ chi... • Những thông tin khác về tài sản hương hỏa, bản đồ các khu mộ tiền nhân v.v... Nếu bạn muốn lập gia phả mà cần tới sự giúp đỡ thì bạn truy cập vào mạng nói trên và liên hệ với các cán bộ phụ trách có địa chỉ trên mạng.
Trả lời
Theo thông tin trên mạng www.vietnatngiapiia.com thì Gia phả là một sổ sách ghi chép tên tuổi, thân thế của một dòng họ, ghi chép thế hệ trong họ và lịch sử tổ tiên. Có gia tộc dòng họ mới có gia phả. Gia phả cần thiết cho mỗi gia đình dòng họ, các ngành khoa học, xã hội...là vật thiêng liêng trong gia Một gia phả hoàn chỉnh bao gồm những phần sau đây: •Trước hết, phải có thông tin về người sao lục (biên soạn) là ai, tên gi, thuộc đời thứ mấy, triều vua nào, năm nào... và tên người lục biên qua các đời cũng có cước chú rõ ràng. • Tiếp theo, là phả ký hay là gia sử. Nêu nguồn gốc xuất xứ của gia tộc. • Tiếp theo, là Thủy tổ của dòng họ. • Sau đó, là từng phá hệ phát sinh từ Thủy Tổ cho dến các đời con cháu sau này. Đây là phần quan trọng nhất của gia phả. Có phần phả đồ, là cách vẽ như một cây, từng gia đình là từng nhánh, từ gốc đến ngọn cho dễ theo dõi từng đời. Đối với tiền nhân có các mục sau đây: • Tên: Gồm lên húy, tên tự, biệt hiệu, thụy hiệu và tên gọi thông thường theo tập quán địa phương? Thuộc đời thứ mấy? • Con trai thứ mấy của ông nào? Bà nào? • Ngày tháng năm sinh (có người còn ghi được cả giờ sinh). • Ngày, tháng, năm mất? Thọ bao nhiêu tuổi? • Mộ táng tại đâu? (có người ghi được cả nguyên táng, cải táng, di táng tại đâu? Vào tháng, năm nào?). • Học hành, thi cử, đậu đạt, chức vụ, địa vị lúc sinh thời và truy phong sau khi mất: Thi đậu học vị gì? Khoa nào? Triều vua nào? Nhận chức vị gì? năm nào? Được ban khen và hưởng tước lộc gì? Sau khi mất được truy phong chức gì? Tước gì? (đối với những vị hiển đạt thì mục này rất dài. Ví dụ trong Nghi Tiên Nguyễn gia thế phả, chỉ riêng Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, mục này đã trên • mười trang). • Vợ: Chánh thất, kê thất, thứ thất... Họ tên, con gái thứ mấy của ông nào, bà nào? Quê ở đâu? Các mục ngày, tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm mất, tuổi thọ, mộ, đều ghi từng người như trên. Nếu có thi đậu hoặc có chức tước, địa vị, được ban thưởng riêng thì ghi thêm. • Con: Ghi theo thứ tự năm sinh, nếu nhiều vợ thì ghi rõ con bà nào? Con gái thì ghi chú kỹ: Con gái thứ mấy, đã lấy chồng thi ghi tên họ chồng, năm sinh, con ông bà nào, quê quán, đậu đạt, chức tước? Sinh con mấy trai mấy gái, tên gì? (Con gái có ghi chú còn con trai không cần vì có mục riêng từng người thuộc đời sau). • Những gương sáng, những tính cách, hành trạng đặc biệt, hoặc những công đức đối với làng xã, họ hàng, xóm giềng... Những lời dạy bảo con cháu đời sau (di huấn), những lời di chúc... • Ngoài những mục ghi trên, gia phả nhiều họ còn lưu lại nhiều sự tích đặc biệt của các vị tiên tổ, những đôi câu đối, những áng văn hay, những bài thuốc gia truyền... đó là những tài sàn quý giá mà chúng ta dc thất truyền, chưa biết khai thác. Tiếp theo, là tộc ước. Đây là những quy định - quy ước trong tộc họ, đặt ra nhằm ổn định tộc họ, có công thưởng, có tội phạt, tất nhiên là phải phù hợp với luật pháp chung. • Với một tộc họ lớn, có thể có nhiều tông nhánh, chi phái. Phần này sẽ ghi những thông tin chi phái, ai là bắt đâu chi, chi hiện ở đêu, nhà thờ chi... • Những thông tin khác về tài sản hương hỏa, bản đồ các khu mộ tiền nhân v.v... Nếu bạn muốn lập gia phả mà cần tới sự giúp đỡ thì bạn truy cập vào mạng nói trên và liên hệ với các cán bộ phụ trách có địa chỉ trên mạng.