Muốn làm CTV viết bài cho các báo lớn thì làm thế nào. Có bao nhiêu dạng nội dung khi đăng báo?

  1. Hướng nghiệp

Từ khóa: 

hướng nghiệp

Chắc hẳn em học chuyên ngành báo chí nhỉ? Muốn làm một cộng tác viên báo chí cần yêu cầu kinh nghiệm cần có sau: 

  • Kỹ năng viết lách tốt, ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc.
  • Có khả năng phân tích và lập luận tốt.
  • Nắm bắt các thông tin 1 cách nhanh chóng, kịp thời.
  • Có nền tảng, kiến thức về mảng, lĩnh vực phụ trách.

*Kinh nghiệm được chia thành nhiều loại:

  1. Còn non [mới vào nghề lần đầu].
  2. Có chút hiểu biết nhưng chưa sâu [vào làm được vài tháng].
  3. Lành nghề [đã có hiểu biết sâu và có chút kinh nghiệm khá ổn].
  4. Có nhiều kinh nghiệm [đã vào làm 2 - 3 năm].
  5. Chuyên gia [trên 5 năm, am hiểu tất cả mọi thứ, bậc thầy kĩ năng, viết giỏi - phân tích một vấn đề sau, rõ ràng, nắm thông tin nhanh như angten TV bắt tín hiệu truyền đài].

Và nhuận bút sẽ được chi trả theo cách nào? 

Chắc hẳn đây là câu hỏi lớn của nhiều bạn trẻ khi bắt đầu làm CTV báo chí: 

Báo chí thì có 2 loại là báo giấy và báo mạng (báo online). Báo giấy luôn được trả nhuận bút cao hơn báo mạng mặc dù cùng một bài viết. Trang báo càng có tiếng, chất lượng nội dung càng cao thì khâu kiểm duyệt bài viết, tin tức càng chặt chẽ, vì vậy mà nhuận bút cũng sẽ cao hơn các trang còn lại. Số tiền chi trả nhuận bút của các báo hầu như đến từ quảng cáo, báo nào có nhiều người đọc sẽ thu hút nhiều quảng cáo lớn.

Còn về cách tính nhuận bút thường là mỗi tờ báo sẽ có cách tính riêng. Chấm điểm bài viết theo barem tiêu chí có sẵn. Nhuận bút sẽ trả tương ứng theo số điểm bài viết được đánh giá. Những bài viết hot thu hút quan tâm dư luận thậm chí còn được thưởng nóng.

Còn theoThảo La, phóng viên FBNC chia sẻ: Mỗi tờ báo có một cách tính riêng. Báo giấy khác, báo online khác. Với báo giấy thì thường các tờ chấm theo mục, theo bài, ví dụ: một bài mục trang Tiêu điểm thì nhuận bút cao hơn phóng sự, thể thao,… tùy theo. Với báo online, đa phần chấm theo lượt view, điển hình là một số tờ như Zing, Thanh Niên, soha, Một thế giới… Còn một số tờ khác vẫn tính theo mức quy định tin – bài – ghi nhanh… trong mỗi loại sẽ tính số từ + hình ảnh.

Trả lời

Chắc hẳn em học chuyên ngành báo chí nhỉ? Muốn làm một cộng tác viên báo chí cần yêu cầu kinh nghiệm cần có sau: 

  • Kỹ năng viết lách tốt, ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc.
  • Có khả năng phân tích và lập luận tốt.
  • Nắm bắt các thông tin 1 cách nhanh chóng, kịp thời.
  • Có nền tảng, kiến thức về mảng, lĩnh vực phụ trách.

*Kinh nghiệm được chia thành nhiều loại:

  1. Còn non [mới vào nghề lần đầu].
  2. Có chút hiểu biết nhưng chưa sâu [vào làm được vài tháng].
  3. Lành nghề [đã có hiểu biết sâu và có chút kinh nghiệm khá ổn].
  4. Có nhiều kinh nghiệm [đã vào làm 2 - 3 năm].
  5. Chuyên gia [trên 5 năm, am hiểu tất cả mọi thứ, bậc thầy kĩ năng, viết giỏi - phân tích một vấn đề sau, rõ ràng, nắm thông tin nhanh như angten TV bắt tín hiệu truyền đài].

Và nhuận bút sẽ được chi trả theo cách nào? 

Chắc hẳn đây là câu hỏi lớn của nhiều bạn trẻ khi bắt đầu làm CTV báo chí: 

Báo chí thì có 2 loại là báo giấy và báo mạng (báo online). Báo giấy luôn được trả nhuận bút cao hơn báo mạng mặc dù cùng một bài viết. Trang báo càng có tiếng, chất lượng nội dung càng cao thì khâu kiểm duyệt bài viết, tin tức càng chặt chẽ, vì vậy mà nhuận bút cũng sẽ cao hơn các trang còn lại. Số tiền chi trả nhuận bút của các báo hầu như đến từ quảng cáo, báo nào có nhiều người đọc sẽ thu hút nhiều quảng cáo lớn.

Còn về cách tính nhuận bút thường là mỗi tờ báo sẽ có cách tính riêng. Chấm điểm bài viết theo barem tiêu chí có sẵn. Nhuận bút sẽ trả tương ứng theo số điểm bài viết được đánh giá. Những bài viết hot thu hút quan tâm dư luận thậm chí còn được thưởng nóng.

Còn theoThảo La, phóng viên FBNC chia sẻ: Mỗi tờ báo có một cách tính riêng. Báo giấy khác, báo online khác. Với báo giấy thì thường các tờ chấm theo mục, theo bài, ví dụ: một bài mục trang Tiêu điểm thì nhuận bút cao hơn phóng sự, thể thao,… tùy theo. Với báo online, đa phần chấm theo lượt view, điển hình là một số tờ như Zing, Thanh Niên, soha, Một thế giới… Còn một số tờ khác vẫn tính theo mức quy định tin – bài – ghi nhanh… trong mỗi loại sẽ tính số từ + hình ảnh.

Theo bạn như thế nào thì được coi là "báo lớn"? đặc điểm của nhưng "tờ báo lớn" là gì? độc giả chủ yếu của họ là ai? từ đó, suy ra họ sẽ cần những cây viết như thế nào?

Nếu đã có kinh nghiệm, quá trình viết lách thì vì sao bạn còn ngần ngại gửi bài đến toà soạn? (Địa chỉ email nhận tin bài thường nằm ở cuối các trang báo có mong muốn tìm kiếm cộng tác viên)

Nếu chưa có kinh nghiệm, quá trình viết lách, mà muốn trở thành cộng tác viên của các "tờ báo lớn" ngay thì có hợp lý hay không?

Đây là một vài suy nghĩ của cá nhân mình. Mong bạn sẽ nhận được thêm những chia sẻ khác.

Hi bạn, tình cờ mình cũng là sinh viên báo chí truyền thông đây. Để mình giúp bạn giải đáp câu hỏi này nha.

1. Về công việc 

Muốn làm cộng tác viên viết bài cho các báo lớn thì bạn vẫn nên có bằng cấp và kinh nghiệm.

  • Kinh nghiệm thì có thể đến từ việc đi cộng tác các công việc content, các trang thông tin điện tử tổng hợp hoặc theo dõi tờ báo mà bạn muốn làm và tập viết. Khi ứng tuyển cho bất kỳ tòa soạn nào thì họ cũng sẽ yêu cầu bạn gửi trước một bài viết để duyệt qua về trình độ. Lúc này bạn lưu ý nên viết về chủ đề đặc trưng của báo đó. VD: Báo Thể thao & Văn hóa sẽ tập trung chủ yếu khai thác tin tức về thể thao, văn hóa. Sinh viên báo chí có thể đi viết từ năm 2, bởi đây là thời điểm bạn đã mường tượng sơ lược dáng hình của một bài báo như thế nào. 
  • Bằng cấp là một điều bắt buộc, đặc biệt khi bạn không phải sinh viên đúng chuyên ngành báo chí. Viết báo không phải muốn gì viết đó, không thoải mái như viết content nên các tòa soạn cần bạn đảm bảo ít nhất là về mặt kiến thức và kỹ năng viết cơ bản. Hiện nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn cũng có mở đào tạo ngắn hạn một khóa "Nghiệp vụ Báo chí Truyền thông". Tham gia khóa học này, bạn có thể hiểu sơ lược về môi trường báo chí truyền thông tại Việt Nam, cách viết tin/bài đơn giản và đặc biệt là được cấp chứng chỉ sau khi kết thúc đào tạo nữa. Anh khóa trên mình quen tuy học Lịch sử nhưng có thêm chứng chỉ này đã được thông qua làm thực tập ở Báo Công thương đó. 
  • Ngoài ra, để tìm kiếm thông tin tuyển dụng, bạn nên tham khảo chính danh mục tuyển dụng, Fanpage tuyển dụng hoặc trang cá nhân các nhà báo, phóng viên tại báo mà bạn muốn làm nhé. VD như bên VnExpress thì có page Tuyển dụng VnExpress.net nè. Đa phần các nhóm tuyển CTV, Chợ viết mình vẫn thấy có lừa đảo, vậy nên cẩn thận vẫn hơn.
https://cdn.noron.vn/2022/12/21/150316498608908-1671590913.png
Thông tin tuyển sinh khóa đào tạo nghiệp vụ báo chí truyền thông tại ĐH KHXH&NV.

2. Về các dạng nội dung khi đăng báo

Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, mục đích mà người viết xác định thể loại cho tác phẩm báo chí của mình. Theo đó, các tác phẩm báo chí có thể được phân loại thành 3 nhóm chính:

  • Nhóm tác phẩm thông tấn: tin, ghi nhanh, phỏng vấn, tường thuật,...
  • Nhóm tác phẩm chính luận: xã luận, bình luận, chuyên luận, tiểu phẩm, tản văn (phiếm luận),… 
  • Nhóm tác phẩm chính luận - nghệ thuật: bút ký, ký sự, ghi chép, ký chân dung,… 
https://cdn.noron.vn/2022/12/21/viet-bao-105708-1671591399.jpg

Nếu bạn còn thắc mắc gì thì có thể để lại bình luận nha, mình sẽ giải đáp trong phạm vi hiểu biết của mình🤗