Muốn Biết Phương Pháp Học Ngôn Ngữ?

  1. Ngoại ngữ

  2. Noron

Hiện em đang muốn học 17ngôn ngữ: TBN,Ý,PHÁP, ĐỨC, HÀ LAN, PHẦN LAN, TNK, HY LẠP,ĐAN MẠCH,THỤY ĐIỂN, Ả RẬP, TRUNG, NHẬT, HÀN, NGA, ICELAND, THÁi. Thì em nên phân chia như thế nào cho hợp lý ạ?

Từ khóa: 

ngoại ngữ

,

noron

Học nhiều ngôn ngữ thì cần phải biết phân loại chúng thành những nhóm và phải sắp xếp thứ tự ưu tiên. Bởi bạn không thể học nhiều ngôn ngữ cùng một lúc mà lên được quá A2 trong tất cả những ngôn ngữ đó. (Trừ khi bạn thuộc dạng thần đồng, mà điều này cực hiếm nên mình hoàn toàn có lý do để nghi ngờ 😁)

Với những ngôn ngữ trên, đây có thể là cách phân chia:

1. Nhóm Rôman (gốc Latin): TBN, Ý, Pháp

2. Nhóm Giécman: Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Iceland

3. Nhóm Đông Á (mặc dù chúng không chung họ ngôn ngữ. chúng có Hán tự tương đồng và nhiều tương đồng khác): Trung, Nhật, Hàn. Thái cũng có thể xếp chung nhóm này, mặc dù về mặt ngôn ngữ nó hoàn toàn khác, về mặt kết nối trong não của người Việt thì cũng gần.

4. Hy Lạp có thể xếp gần với nhóm Rôman (vì những liên hệ lịch sử của La Mã và Hy Lạp)

5. Tất cả những ngôn ngữ lẻ khác: Phần, TNK, Ả Rập,.... (trừ khi cá nhân bạn có những liên kết nào giữa chúng với những ngoại ngữ khác. VÍ DỤ: nếu bạn đã sống ở Ma rốc thì xếp Ả Rập chung với TBN sẽ hợp lý với não của bạn)

Tiếp theo, bạn phải tự xếp thứ tự ưu tiên và cùng đi lên 1 ngôn ngữ trong mỗi nhóm. Sau khi ngôn ngữ đó lên quá A2 mới tiếp tục với những ngôn ngữ khác trong mỗi nhóm. 
Ví dụ nếu bạn bắt đầu với TBN thì TBN hãy đợi lên ít nhất quá A2 (song song khi đó bạn cũng đang lên trình 1 ngôn ngữ khác trong mỗi nhóm), sau đó mới tới Ý hoặc Pháp. 


Nếu bạn hứng thú với ngôn ngữ nói chung (và nhất là tử ngữ), bạn có thể hứng thú với những đề tài mình bàn trong kênh Youtube của mình:

Trả lời

Học nhiều ngôn ngữ thì cần phải biết phân loại chúng thành những nhóm và phải sắp xếp thứ tự ưu tiên. Bởi bạn không thể học nhiều ngôn ngữ cùng một lúc mà lên được quá A2 trong tất cả những ngôn ngữ đó. (Trừ khi bạn thuộc dạng thần đồng, mà điều này cực hiếm nên mình hoàn toàn có lý do để nghi ngờ 😁)

Với những ngôn ngữ trên, đây có thể là cách phân chia:

1. Nhóm Rôman (gốc Latin): TBN, Ý, Pháp

2. Nhóm Giécman: Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Iceland

3. Nhóm Đông Á (mặc dù chúng không chung họ ngôn ngữ. chúng có Hán tự tương đồng và nhiều tương đồng khác): Trung, Nhật, Hàn. Thái cũng có thể xếp chung nhóm này, mặc dù về mặt ngôn ngữ nó hoàn toàn khác, về mặt kết nối trong não của người Việt thì cũng gần.

4. Hy Lạp có thể xếp gần với nhóm Rôman (vì những liên hệ lịch sử của La Mã và Hy Lạp)

5. Tất cả những ngôn ngữ lẻ khác: Phần, TNK, Ả Rập,.... (trừ khi cá nhân bạn có những liên kết nào giữa chúng với những ngoại ngữ khác. VÍ DỤ: nếu bạn đã sống ở Ma rốc thì xếp Ả Rập chung với TBN sẽ hợp lý với não của bạn)

Tiếp theo, bạn phải tự xếp thứ tự ưu tiên và cùng đi lên 1 ngôn ngữ trong mỗi nhóm. Sau khi ngôn ngữ đó lên quá A2 mới tiếp tục với những ngôn ngữ khác trong mỗi nhóm. 
Ví dụ nếu bạn bắt đầu với TBN thì TBN hãy đợi lên ít nhất quá A2 (song song khi đó bạn cũng đang lên trình 1 ngôn ngữ khác trong mỗi nhóm), sau đó mới tới Ý hoặc Pháp. 


Nếu bạn hứng thú với ngôn ngữ nói chung (và nhất là tử ngữ), bạn có thể hứng thú với những đề tài mình bàn trong kênh Youtube của mình: