Mục đích của sản xuất là gì, đâu là mục đích quan trọng nhất, vì sao?

  1. Xã hội

  2. Triết học

Câu hỏi này tôi muốn tham khảo ý kiến của mọi người về mục đích của sản xuất, theo hơi hướng triết học một chút.

Tôi xin đưa ra một vài lời dẫn để các bạn dễ bày tỏ ý kiến.

1. Xuất phát từ nhu cầu sẵn có. Sản xuất có nhiệm vụ tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu đó. Như vậy nhu cầu là động lực và nguyên nhân cốt lõi của sản xuất, cũng có thể nói là mục đích của sản xuất.

2. Xuất phát từ lợi nhuận. Sản xuất cái gì không quan trọng, miễn là xã hội cần hoặc sẽ cần. Cái gì tạo ra lợi nhuận tốt thì sẽ sản xuất cái đó. Có thể nói lợi nhuận thúc đẩy sản xuất.

Vì sao có sự khác nhau?

Khi ta xem nhu cầu là mục đích cốt lõi của sản xuất, thì việc tiêu tốn tài nguyên để tạo ra sản phẩm không quan trọng. Miễn sao tạo được sản phẩm phù hợp, chi phí phù hợp. Và kể cả khi không có phương án tối ưu về chi phí, bắt buộc phải tiêu tốn lượng lớn nguồn lực thì việc sản xuất vẫn được tiến hành.

Còn khi ta xem lợi nhuận là mục đích. Thì sản xuất cái gì không quan trọng, quan trọng là lợi nhuận như thế nào. Có khi nhu cầu là vô số, nhưng lợi nhuận vô cùng thấp hoặc không có lợi nhuận, thì sản phẩm đó sẽ không được ra đời.

Vấn đề này không biết nhiều bạn hứng thú không, xin ghi nhận tất cả mọi ý kiến đóng góp ạ.

Từ khóa: 

xã hội

,

triết học

Đây là góc nhìn cá nhân thôi nhé, hoàn toàn viết từ hiểu biết thực tế cá nhân, không sách vở và cũng không có ý muốn thể hiện gì:
Theo mình, trước khi có cách mạng công nghiệp, ban đầu sản xuất là do nhu cầu, ví dụ làm nông cần phải có cuốc có xẻng thì sản xuất ra cuốc xẻng. Thời đó, không có khái niệm về việc giáo dục tiêu dùng (nghĩa là dạy cho người dùng từ không có nhu cầu thành ra có nhu cầu => tự tạo ra thị trường), chỉ đơn thuần là phục vụ các nhu cầu thiết yếu của đời sống mà thôi, nếu có các nhu cầu tinh thần thì đó cũng chỉ là đồ thủ công, trang trí, chạm khắc phục vụ cho các tầng lớp vua chúa hoặc nó không có thị trường, chỉ mua bán nhỏ lẻ.
Sau cách mạng công nghiệp, sản phẩm sản xuất ra nhanh và nhiều, hàng hóa trở nên thừa mứa vượt quá cả nhu cầu con người, lúc đó người ta bắt đầu sản xuất vì lợi nhuận. Lúc này, máy móc vẫn phải liên tục chạy, không thể bắt nó dừng lại quá lâu được. Người ta bắt đầu nghĩ ra nhiều cách để có tiêu thụ được số lượng số hàng tồn ế đó trước khi nó quá hạn. Đó là khi marketing được ra đời, đẩy mạnh, và nó tạo ra một thứ mà cho đến nay không biết là thành tựu hay là thảm họa của con người đó là Chủ nghĩa tiêu dùng
Chủ nghĩa tiêu dùng dựa trên nền tảng, xã hội phát triển theo hướng tiêu xài càng nhiều càng tốt, thậm chí không cần chú trọng vào sự bền bỉ, tối ưu của sản phẩm, mà chỉ cần tiêu xài nhanh để vứt đi và mua tiếp sản phẩm mới để guồng quay sản xuất, guồng quay nhân công lao động được liên tục vận hành và tăng trưởng, tiếp tục khiến con người sống lâu hơn do y tế phát triển và cũng tiếp tục phải đẻ ra việc để cho từng ấy dân số có việc mà làm. Nó như một vòng quay bất tận kiểu: chính nó tạo ra vấn đề rồi chính nó tạo ra giải pháp, rồi cái giải pháp của nó tiếp tục xảy ra rất nhiều vấn đề.... Nói đơn giản, sản phẩm mua về chỉ cần dùng 1 ít, 1 thời gian ngắn hoặc không cần dùng mà vứt đi luôn mua sản phẩm mới thì chủ nghĩa tiêu dùng sẽ cực kỳ hoan nghênh.
Và chủ nghĩa này là không thể vãn hồi được, vì các tầng lớp siêu giàu, những người đứng đầu các tập đoàn sản xuất đã kịp tạo ra một nền móng vững chắc về tâm lý khiến người tiêu dùng không còn, và cũng không hứng thú khi mua sản phẩm để phục vụ nhu cầu thực sự nữa (need), mà họ mua vì họ thèm muốn (want). Hiểu đơn giản, nếu bạn nói với mọi người rằng, tôi vẫn đang dùng iphone 6 vì nó vẫn phục vụ tốt công việc của mình, thì bạn sẽ bắt gặp những cái nhìn của người xung quanh nhìn bạn như người ngoài hành tinh, bởi vì theo logic của họ: "Iphone đã ra đến đời thứ 14 rồi tại sao vẫn dùng 6?". Đó chính là ví dụ đơn giản về chủ nghĩa tiêu dùng và sản xuất phục vụ lợi nhuận ăn sâu bám rễ trong tư duy người dùng sau cách mạng công nghiệp.
https://cdn.noron.vn/2023/01/07/photo-1-1551691560691920146937-1673064408.png

Nguồn: The Asean Post

Theo biểu đồ khảo sát trên ở khu vực đô thị trong khối ASEAN-6, có tới 83% mọi người thừa nhận rằng nhiều khi họ mua sắm chỉ để thử sản phẩm mới, 82% tiêu dùng nhiều hơn vì sale, 79% nuông chiều bản thân và 68% thì mua nhiều hơn chỉ vì thích hàng nhập và nhãn hiệu quốc tế. Những lý do trên đây đều ko thực sự xuất phát từ nhu cầu cần thiết nhưng mọi người vẫn quyết định xuống tay mua hàng.
Vì vậy lợi nhuận sẽ tạo ra và cập nhật nhiều máy móc sản xuất khiến nó ngày càng nhanh, nhiều hoặc ngày càng tinh vi hơn để đáp ứng tiếp các ham muốn. Và nhiệm vụ của con người vận hành máy móc là tiếp tục vẽ ra những "nhu cầu" mới, để gia tăng được lợi nhuận liên tục qua báo cáo tài chính từng năm. Chứ thật ra đúng mà nói, nhu cầu của con người để tồn tại thực sự không nhiều đến như vậy.
Và trong guồng quay liên tục đó, sản xuất đáp ứng luôn cả nhu cầu, tuy nhiên lợi nhuận vẫn là trên hết: họ có thể sản xuất cho bạn một cái điện thoại cùi bắp để nghe gọi phục vụ need (nhu cầu), nhưng luôn tìm cách để bạn muốn một cái điện thoại cao cấp hơn với nhiều tính năng mà bạn không thực sự cần cũng chả sao để phục vụ want (lợi nhuận).
Trả lời
Đây là góc nhìn cá nhân thôi nhé, hoàn toàn viết từ hiểu biết thực tế cá nhân, không sách vở và cũng không có ý muốn thể hiện gì:
Theo mình, trước khi có cách mạng công nghiệp, ban đầu sản xuất là do nhu cầu, ví dụ làm nông cần phải có cuốc có xẻng thì sản xuất ra cuốc xẻng. Thời đó, không có khái niệm về việc giáo dục tiêu dùng (nghĩa là dạy cho người dùng từ không có nhu cầu thành ra có nhu cầu => tự tạo ra thị trường), chỉ đơn thuần là phục vụ các nhu cầu thiết yếu của đời sống mà thôi, nếu có các nhu cầu tinh thần thì đó cũng chỉ là đồ thủ công, trang trí, chạm khắc phục vụ cho các tầng lớp vua chúa hoặc nó không có thị trường, chỉ mua bán nhỏ lẻ.
Sau cách mạng công nghiệp, sản phẩm sản xuất ra nhanh và nhiều, hàng hóa trở nên thừa mứa vượt quá cả nhu cầu con người, lúc đó người ta bắt đầu sản xuất vì lợi nhuận. Lúc này, máy móc vẫn phải liên tục chạy, không thể bắt nó dừng lại quá lâu được. Người ta bắt đầu nghĩ ra nhiều cách để có tiêu thụ được số lượng số hàng tồn ế đó trước khi nó quá hạn. Đó là khi marketing được ra đời, đẩy mạnh, và nó tạo ra một thứ mà cho đến nay không biết là thành tựu hay là thảm họa của con người đó là Chủ nghĩa tiêu dùng
Chủ nghĩa tiêu dùng dựa trên nền tảng, xã hội phát triển theo hướng tiêu xài càng nhiều càng tốt, thậm chí không cần chú trọng vào sự bền bỉ, tối ưu của sản phẩm, mà chỉ cần tiêu xài nhanh để vứt đi và mua tiếp sản phẩm mới để guồng quay sản xuất, guồng quay nhân công lao động được liên tục vận hành và tăng trưởng, tiếp tục khiến con người sống lâu hơn do y tế phát triển và cũng tiếp tục phải đẻ ra việc để cho từng ấy dân số có việc mà làm. Nó như một vòng quay bất tận kiểu: chính nó tạo ra vấn đề rồi chính nó tạo ra giải pháp, rồi cái giải pháp của nó tiếp tục xảy ra rất nhiều vấn đề.... Nói đơn giản, sản phẩm mua về chỉ cần dùng 1 ít, 1 thời gian ngắn hoặc không cần dùng mà vứt đi luôn mua sản phẩm mới thì chủ nghĩa tiêu dùng sẽ cực kỳ hoan nghênh.
Và chủ nghĩa này là không thể vãn hồi được, vì các tầng lớp siêu giàu, những người đứng đầu các tập đoàn sản xuất đã kịp tạo ra một nền móng vững chắc về tâm lý khiến người tiêu dùng không còn, và cũng không hứng thú khi mua sản phẩm để phục vụ nhu cầu thực sự nữa (need), mà họ mua vì họ thèm muốn (want). Hiểu đơn giản, nếu bạn nói với mọi người rằng, tôi vẫn đang dùng iphone 6 vì nó vẫn phục vụ tốt công việc của mình, thì bạn sẽ bắt gặp những cái nhìn của người xung quanh nhìn bạn như người ngoài hành tinh, bởi vì theo logic của họ: "Iphone đã ra đến đời thứ 14 rồi tại sao vẫn dùng 6?". Đó chính là ví dụ đơn giản về chủ nghĩa tiêu dùng và sản xuất phục vụ lợi nhuận ăn sâu bám rễ trong tư duy người dùng sau cách mạng công nghiệp.
https://cdn.noron.vn/2023/01/07/photo-1-1551691560691920146937-1673064408.png

Nguồn: The Asean Post

Theo biểu đồ khảo sát trên ở khu vực đô thị trong khối ASEAN-6, có tới 83% mọi người thừa nhận rằng nhiều khi họ mua sắm chỉ để thử sản phẩm mới, 82% tiêu dùng nhiều hơn vì sale, 79% nuông chiều bản thân và 68% thì mua nhiều hơn chỉ vì thích hàng nhập và nhãn hiệu quốc tế. Những lý do trên đây đều ko thực sự xuất phát từ nhu cầu cần thiết nhưng mọi người vẫn quyết định xuống tay mua hàng.
Vì vậy lợi nhuận sẽ tạo ra và cập nhật nhiều máy móc sản xuất khiến nó ngày càng nhanh, nhiều hoặc ngày càng tinh vi hơn để đáp ứng tiếp các ham muốn. Và nhiệm vụ của con người vận hành máy móc là tiếp tục vẽ ra những "nhu cầu" mới, để gia tăng được lợi nhuận liên tục qua báo cáo tài chính từng năm. Chứ thật ra đúng mà nói, nhu cầu của con người để tồn tại thực sự không nhiều đến như vậy.
Và trong guồng quay liên tục đó, sản xuất đáp ứng luôn cả nhu cầu, tuy nhiên lợi nhuận vẫn là trên hết: họ có thể sản xuất cho bạn một cái điện thoại cùi bắp để nghe gọi phục vụ need (nhu cầu), nhưng luôn tìm cách để bạn muốn một cái điện thoại cao cấp hơn với nhiều tính năng mà bạn không thực sự cần cũng chả sao để phục vụ want (lợi nhuận).
Cả 2 đều quan trọng như nhau và liên kết chặt chẽ theo quy luật cung cầu. Dù ít cầu nhưng lại là cầu chấp nhận giá nào cũng mua thì tự khắc có cung nhảy vào. Còn cái giá nào đó lại phụ thuộc vào cung - cầu.
Ví dụ Rollroyce mạ vàng chuyên chở các xếp đi tù: Cung = 1, cầu = 0. Thì ra giá kiểu mấy tỉ (dù là giảm 70-80% giá thành) cũng trắng bên mua. Giá 200 triệu thì cầu >0, múc luôn, tù tội tính sau.
Vậy nên phải quan sát đánh giá nhu cầu thị trường trước khi sản xuất: Số lượng? Chất lượng? Mức giá? (Thị trường cần bao nhiêu chiếc xe tù chất lượng cao với mức giá 7-10 tỉ?)
Sản xuất thừa 1 chiếc thôi là thấy lỗ luôn rồi.
  • Mấu chốt câu trả lời đã nêu rõ ở phần bạn đã nêu mục đích rồi. Mục đích sản xuất là phục vụ nhu cầu và kiếm thêm lợi nhuận.
  • Còn vế đâu là mục đích quan trọng nhất, thì phải phân tích thôi. Theo mình mục đích quan trọng nhất là lợi nhuận. 
  • Vì đơn giản như thế này. Từ thở sơ khai con người mới chỉ sản xuất đủ tự cung tự cấp hàng hóa để đáp ứng nhu cầu cơ bản của bản thân. Trải qua một quá trình tự sản xuất thì hàng hóa dư thừa rất nhiều. Từ đấy, con người dần phát triển nhu cầu trao đổi hàng hóa dư thừa lẫn nhau thông qua vật trung gian là tiền. Dẫn đến giá trị thặng dư sinh ra thì kéo theo lợi nhuận hình thành.
  • Nên mới có công thức T - H - H' - T' : Tiền (đầu tư) - Hàng (nguyên liệu) - Hàng (thành phẩm) - Tiền lời.
  • Nó tạo ra vòng tròn cung ứng (đầu vào - đầu ra) với cốt lõi vòng luẩn quẩn thu - chi = lợi nhuận. Dẫn đến lợi nhuận càng tăng thì hàng hóa trao đổi mua bán càng nhiều giúp kinh tế phát triển. Giống như một cuộn tuyết khi lăn đi ngày càng phình to ra.
  • Mục đích lợi nhuận có vai trò rất lớn là làm động lực, thúc đẩy để cơ sở vật chất, hạ tầng đi lên. Nếu k không có mục đích này thì xã hội không động lực lớn để phát triển khoa học, kỹ thuật, máy móc và trang thiết bị mà vẫn tồn tại dưới dạng đáp ứng nhu cầu đủ ăn đủ mặt thôi. 

___________________________________

Vĩ Content - Sứ Giả Content

👉Nhớ follow mình nhen. Cảm ơn bạn ^^

Câu hỏi hay!🤓
Tôi nghĩ rằng "Lợi Nhuận" mới là mục đích quan trọng nhất!
Cần phải nói rõ "Lợi Nhuận" ở đây ko chỉ là tiền mà là sự ủng hộ, quyền lực và nhiều khi là cái "danh"... nó khá là phong phú về chủng loại!
Còn cầu là lý do chọn sản xuất cái gì thì hợp lý, chứ ko phải lý do sinh ra sản xuất!
P/s: vì điều này khá phũ phàng và nhiều khi bị coi thường nên cả Tư Bản và XHCN hiện đại đều cố gắng ko nói đến nhất!
Xuất phát từ nhu cầu chưa được đáp ứng, và có thể kiếm ra lợi nhuận từ đó. Thiếu 1 trong 2 yếu tố trên, sản xuất sẽ ko phát triển lên được!
Thấy đọc trong sách 
Châu Á vận hành như thế nào?
thì các quốc gia thành công trong sản xuất sản phẩm chính hãng như Hàn hay Nhật là nhờ kỉ luật xuất khẩu. Theo đó giới chính trị dùng luật pháp, quyền lực để ép các chủ tập đoàn phải đầu tư vốn vào sản xuất, xuất khẩu giá trị cao. Khi bạn làm được thì tập đoàn của bạn sẽ được Chính phủ hỗ trợ ngược lại và thành các Chaebol ngày nay. Ngược lại sản xuất ko thành công là khi sản phẩm đó ko đủ chất lượng để xuất khẩu, hoăc sản phẩm xuất khẩu chỉ là gia công, giá trị thấp. Còn giới tinh hoa thì lại chỉ chú tâm vào làm mấy ngành nội địa vì dễ hơn.
Cả 2 đều quan trọng như nhau. Và liên kết chặt chẽ theo quy luật cung cầu. Dù ít cầu nhưng lại là cầu chấp nhận giá nào cũng mua thì tự khắc có cung nhảy vào. Còn cái giá nào đó lại phụ thuộc vào cung-cầu.
Ví dụ Rôn roy mạ vàng chuyên chở các xếp đi tù: Cung = 1, cầu = 0. Thì ra giá kiểu mấy tỉ (dù là giảm 70-80% giá thành) cũng trắng bên mua. Giá 200 triệu thì cầu >0, múc luôn, tù tội tính sau.
Vậy nên phải quan sát đánh giá nhu cầu thị trường trước khi sản xuất: số lượng ? Chất lượng? Mức giá? (Thị trường cần bao nhiêu chiếc xe tù chất lượng cao với mức giá 7
10 tỉ?)
Sản xuất thừa 1 chiếc thôi là thấy lỗ như chơi. 

Tùy vào từng người sử dụng để hiểu mục đích như thế nào.

Tuy nhiên theo mình nên nhìn nhận trên 2 khía cạnh.

Xét về kinh tế, mục đích của sản xuất là sản phẩm. Lợi nhuận hay cái khỉ mẹ gì người ta nói đều chỉ thu được sau khi có sản phẩm, đem bán nó ( 1 hoạt động sản xuất khác)...

Vì vậy các doanh nhân khi xem xét sản xuất không quan tâm nhiều vào sản xuất ra cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất cần cái gì, mà họ quan tâm đến sản xuất tạo ra doanh thu bao nhiêu, lợi nhuận bao nhiêu.

Xét về xã hội, hay quản lý xã hội, mục đích của sản xuất là quá trình lao động của con người, nghĩa là người quản lý xã hội không quan tâm sản xuất tạo ra bao nhiêu doanh thu, không quan tâm nó mang lại cho lực lượng sản xuất bao nhiêu lợi nhuận, mà họ quan tâm nó tiêu thụ bao nhiêu lao động, hay còn gọi là việc làm.

Xét về chúa/trái đất/mẹ thiên/quy luật tối cao hay cái mẹ gì tương tự thế vượt qua tầm hiểu biết của con người, thì sản xuất là quá trình mấy con kiến hoạt động theo hệ thống đã được lập trình sẵn để thực hiện 1 mục đích nào đó đã được chủ định sẵn.