Mục đích của bạn khi học sử để làm gì?

  1. Lịch sử

Một người bạn đặt vấn đề với mìn thế này: Ngày nay học kinh tế để khởi nghiệp, làm giàu. Học IT để lập trình, viết phần mềm,...Riêng học, tìm hiểu lịch sử là vô ích vì lịch sử học để viết sách, để dành khi trà dư tửu hậu luận bàn à?

Riêng bản thân mình thấy học,tìm hiểu Sử là sự đúc kết kinh nghiệm của người xưa không chỉ về đối nhân xử thế mà còn là lịch sử của các ngành khác, ngành nào chẳng có lịch sử hình thành. Các bạn đã từng yêu thích từ tìm hiểu hay học Sử. Các bạn thấy học Sử đem lại lợi ích gì cho bản thân?

Từ khóa: 

lịch sử

,

kinh nghiệm

,

kinh tế

,

vô ích

,

tìm hiểu

,

lịch sử

Câu hỏi được gộp với Học Lịch sử để làm gì?

Tìm hiểu quá khứ để nắm rõ hiện tại và hướng tới tương lai.
Trả lời
Tìm hiểu quá khứ để nắm rõ hiện tại và hướng tới tương lai.

Học Lịch sử làm gì nhỉ?

Ngày xưa mình đi học, thường thì các bài thi mình phải trả lời được, niên hiệu của các ông vua, thời đại kéo dài bao nhiêu năm, có những trận đánh nào, làm bao nhiêu thằng giặc bị thương, những ai chỉ huy trận đánh.... và cuối cùng ý nghĩa lịch sử bao giờ cũng là những câu giống nhau trong khoảng 3-5 dòng như: Trận đánh đại diện cho lòng yêu nước, sự đoàn kết của dân tộc, trí tuệ quân sự của người dẫn dầu...

Sau này, mình thấy Lịch sử là môn quá hay và tuyệt vời. Ngoài việc: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” thì với mình lịch sử là học cách phân tích: Chúng ta đã dùng cách gì để thắng giặc, lấy lòng toàn dân toàn quân như thế nào? Quân địch đông như thế, mạnh như vậy, vũ khí tối tân, hiện đại thì là một nước nhỏ, yếu thế hơn, ông cha ta đã làm thế nào để có những trận đánh vang dội???... và nhiều điều khác nữa.

Từ đó vận hành vào cuộc sống, công việc của mình. Bài học về thời nhà Trần - Thời kỳ rất huy hoàng của lịch sử Việt Nam thì Nhà Trần tại sao phát triển rực rỡ như vậy, vai trò của người đứng đầu, và tôn giáo thời kỳ đó, đóng góp như thế nào. 3 lần đánh quân Nguyên mông, làm thế nào để quân, dân cả nước đồng lòng như vậy?... Đời nhà Trần, không chỉ Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão... sao nhiều người tài, nhiệt huyết đến vậy??? Với các công ty, bài học của lịch sử dạy chúng ta điều gì, văn hóa công ty ảnh hưởng như nào đến các Thành viên...Làm thế nào để các thành viên đoàn kết, đồng lòng. Giữa các công ty lớn, công nghệ vượt trội thì các công ty nhỏ phải làm sao....

Và bạn có tự hào khi là con dân Đại Việt. Con dân của nước Việt Nam ngàn năm văn hiến, đánh đuổi Quân Nguyên Mông - Đội quân đã khuấy đảo suốt từ Á sang Âu, biết bao quốc gia nghiêng đổ, biết bao vua chúa các nước bị giết, bị cầm tù. Vậy mà ba lần đoàn quân khổng lồ ấy xâm lăng Đại Việt thì cả ba lần chúng đều đại bại. ...

Túm lại với mình học lịch sử là học các bài học từ tiền nhân xây dựng lòng tự tôn dân tộc.

Hồi trc học sử để lỡ tốt nghiệp có môn sử thì thi cho qua chứ ko rớt tốt nghiệp 🤣🤣

Còn giờ thì nhìn quá khứ để biết, hiểu hiện tại. Rồi ngẫm hiện tại để suy ra tương lai.

Trả lời bạn bằng bài viết của mình nhé!
Học Sử để áp dụng vào nhiều mặt đời sống, kinh doanh, quản trị
Học Sử để nhìn việc đời trước mà nắm bắt việc đời sau
Học Sử để tránh những sai lầm mà người trước đã vấp phải.

Có một câu nói của Cụ Hồ mà mình thấy rất đúng: "Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam." Lời của Cụ Hồ gói gọn tính địa phương của lịch sử, nhưng ngoài Cụ ra thì rất nhiều vĩ nhân cổ kim của thế giới đã nói về tầm quan trọng của lịch sử.

Lịch sử thực chất là những bài học được đúc rút từ kinh nghiệm của tiền nhân để hậu thế có thể hành xử một cách đúng đắn và cẩn trọng hơn. Ở phạm vi con người, những đúng sai trong quá khứ giúp ta nhìn nhận được cái nên và không nên làm để không bao giờ mắc lại sai lầm cũ. Rộng hơn, lịch sử của một dân tộc, quốc gia, và thế giới giúp cho con người biết được những sai lầm của quá khứ và hậu quả của nó để không bao giờ mắc lại những sai lầm ấy nữa. Chưa kể, việc truy nguyên quá khứ là một thứ bản năng của con người, nó rất gần với việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Chúng ta đến từ đâu?" - một câu hỏi mà tất cả các lĩnh vực trong xã hội đều đang hợp sức để tiến được đến với câu trả lời thực sự.

Dĩ nhiên, bạn không học lịch sử hoặc không biết về lịch sử thì cũng không có sao. Suy cho cùng, phần lớn tri thức sinh ra là để mở mang đầu óc và hiểu biết của con người, chứ không nhất thiết lúc nào cũng phải có một cái ứng dụng thực tiễn nào đó. Không có ai không biết hay học lịch sử mà lại không thể sống trên đời, thậm chí là không thể làm tốt được lĩnh vực của họ. Nên việc học lịch sử hay không cũng là lựa chọn của mỗi người, nếu bạn cho rằng những lợi ích mà mình nêu trên là cần thiết thì bạn sẽ tự khắc tìm đến lịch sử, và ngược lại, bạn không thấy cần thiết thì không học, cũng chẳng sao. Kiến thức thì vô kể, học cái gì và lĩnh hội cái gì đến cuối cùng vẫn là lựa chọn của mỗi cá nhân.

Nhân tiện đây mình cũng "bẻ" lại luận điểm "Học lịch sử chẳng ứng dụng được gì" của nhiều người. Do vấn đề định hướng ngành nghề ở Việt Nam có vấn đề và độ giới hạn của một số chuyên ngành nên nhiều khi các bạn không biết và hiểu hết tính ứng dụng của một chuyên ngành học, còn trên thế giới, người có bằng lịch sử rất được trọng vọng và thường nắm giữ nhiều vị trí quan trọng. Một số vị trí mà người học chuyên ngành lịch sử thường và có thể làm việc bao gồm:

  • Giáo viên dạy lịch sử ở các trường Tiểu học đến Trung học
  • Giảng viên chuyên ngành lịch sử tại các trường Đại học
  • Giáo sư chuyên ngành lịch sử
  • Nhà sử học thuộc các cơ quan chính phủ
  • Cố vấn lịch sử
  • Cố vấn chính trị
  • Người phụ trách bảo tàng
  • Chuyên viên lưu trữ
  • Luật sư
  • Các nhà hoạt động xã hội
  • Ngoại giao
  • Chuyên viên phân tích
  • Nhà báo
  • Nhà văn

Có rất nhiều cơ quan như ngân hàng nhà nước, tổ chức chính phủ, viện nghiên cứu chính sách...cần đến các sử gia - những người được đào tạo chuyên sâu về khoa học lịch sử và nắm chắc các diễn biến lịch sử trong chính lĩnh vực hoạt động của các tổ chức đó để cố vấn chiến lược và hoạt động cho tổ chức. Ở Việt Nam các ngành nghề nói trên không được lưu tâm và chú ý đến vì sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh, bán lẻ, thương mại điện tử, buôn bán đất cát, chứ thực ra ở các nước phát triển thì đây là chuyên ngành có vị trí rất cao trong xã hội.

Học lịch sử để hiểu hơn nguồn cội
học lịch sử để tự hào chiến thắng cha ông
Học lịch sử để hiểu người xưa an lạc
Học lịch sưr để soi hậu thế bình an
Sử dạy ta câu chuyện sống thiện lành
Sử dạy ta bài học tìm chân lý
Sử dạy ta "ngăn chặn" điều "đen tối"
Sử dạy ta "xây dựng" lòng "trong sáng"
Học lịch sử để có cội nguồn, gốc gác, để không trở thành kẻ vô ơn với tiền nhân, với cha ông, với Tổ Tiên đã từng ngã xuống bảo vệ quê hương, đất Tổ! Làm người mà vô ơn thì chẳng khác gì loài cầm thú. 
Con người cũng giống như một cái cây, khi bị mất gốc thì chẳng bao giờ có thể đâm hoa kết trái được, và cái cây đó sẽ chết dần! 
Học lịch sử để làm nên lịch sử.

Người ta nói nhiều điều to lớn quá... mình thì mình xin tự khẳng định mình học là sử là vì không học thì bị bắt học, không học thì không được lên lớp...

Còn học rồi thì thấy lịch sử cũng khá thú vị... vì không phải tự nhiên cuộc sống của chúng ta được như hôm nay, dải đất chữ S được là chữ S là vì công lao của tổ tiên vô số thế hệ...

Còn để làm gì á? Người ta nói nhiều thứ đao to búa lớn quá, ai cũng biết phải 80% lịch sử được viết bởi người thắng cuộc, 20% còn lại cũng chưa chắc đã là thật, thế thì cố mà tìm ra vài thứ chân lý thật khó... nhưng đọc chuyện cổ tích cũng vui mà?
Nói chung thì mình tin rằng lịch sử rất quan trọng, nó không phải đúng hay sai, ở thế gian này 99% mọi thứ đều là ánh trăng của sự lừa dối, hoặc đơn giản là ta chưa đào đủ sâu để thấy sự thật... học lịch sử có lẽ là để ta biết trân trọng, biết hiểu rằng thế giới hôm nay được hình thành từ hôm qua, và thế giới ngày mai được hình thành hôm nay...

Còn tại sao nữa á? Vì lịch sử ngầu mà... bạn có thể đánh đàn hay, có thể hát hay.. có thể đẹp trai.. nhưng nếu bạn không biết lịch sử... bạn sẽ không bao giờ hiểu tại sao người ta lại thích đàn, lại thích bài hát của bạn, thậm chí có khi hát 1 bài bi kịch tưởng là lãng mạn cho người yêu nghe nhưng lại méo hiểu nội dung nó là gì... Nói chung hiểu lịch sử tựa như con người ta hiểu nội hàm của vấn đề ấy, có thể không đúng 100%, nhưng còn hơn không biết gì...

Vì thế các dân tộc không tôn trọng lịch sử, phá hoại lịch sử, như bọn NEo-NAZi Đông Âu đang làm bây giờ, thường không có kết cục tốt, có thể hiện tại của chúng nó là vinh quang và giàu có, nhưng bạn có thấy quả bóng bay nào trường tồn với thời gian không?

Đơn giản là để cuộc sống phát triển , tiện nghi hơn thế thôi . Còn nhớ , chiếc điện thoại đầu tiên đc graham bell sáng chế ra chỉ có chức năng nghe gọi , nhưng đến hiện tại thì nó ko chỉ mỗi nghe gọi nx , mà nó còn tích hợp các chức năng khác như xem phim , nghe nhạc ... 
Ngoài ra , lịch sử còn là CẦU NỐI giữa thế hệ trc và sau . Những ghi chép từ thời trc là bài học , kinh nghiệm quy báu để con cháu đời sau vận dụng khi cần .
lịch sử là Tiếng Nói của con người trc xã hội khi bị rơi vào mức đường cùng , khi hạnh phúc ấm no .
Có thể ns lịch sử gần như đóng vai trò quan trọng trong đs chúng ta