Mùa dịch, công việc của bạn có gặp phải trở ngại gì không?

  1. Hướng nghiệp

  2. Thấu Ngành Hiểu Nghề

Từ khóa: 

công việc covid

,

trở ngại

,

hướng nghiệp

,

thấu ngành hiểu nghề

Theo các chuyên gia lao động, các kịch bản phục hồi của thị trường lao động hiện phải dựa vào tình hình kiểm soát dịch bệnh, đà phục hồi của nền kinh tế không chỉ trong nước mà còn phụ thuộc vào cả nhiều thị trường trên thế giới bởi hàng hóa xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Mặc dù chưa thể đưa ra những nhận định cụ thể về thị trường lao động thời gian tới nhưng vẫn có một số lĩnh vực gia tăng tuyển dụng.

Theo bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc Văn phòng Adecco Hà Nội (đơn vị cung cấp dịch vụ nguồn nhân lực) thì quý III/2021 vừa qua, mặc dù nhiều địa phương phải áp dụng Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch nhưng so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu từ Adecco Việt Nam cho thấy nhu cầu tuyển dụng tăng 10%, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ. Nhu cầu ở lĩnh vực này cao hơn 30% so với quý 3 năm ngoái, tập trung vào các vị trí cấp cao liên quan đến hỗ trợ công nghệ và vận hành thương mại điện tử.

“Thời gian tới, sẽ có nhiều kịch bản diễn ra tùy theo khả năng kiểm soát đại dịch. Tuy nhiên, bất kể tình hình như thế nào, một số lĩnh vực đã, đang và sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Việc nhân viên phải làm việc từ xa qua Internet khiến các công ty phải tăng cường nhân sự cho bộ phận quản trị mạng và cơ sở dữ liệu. Thêm vào đó, lưu trữ đám mây đang thúc đẩy quá trình số hóa tại các doanh nghiệp nhanh hơn bao giờ hết. Điều này dẫn đến nhu cầu về kỹ sư công nghệ thông tin sẽ tăng trưởng mạnh mẽ ”, bà Nguyễn Thu Hà cho biết.

Trong khi đó, một báo cáo mới đây được phân tích dựa trên ý kiến của 400 doanh nghiệp và 1.200 người tìm việc tham gia khảo sát của Tập đoàn Navigos (đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự) thì khi quay trở lại hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”, có 56,7% doanh nghiệp sẽ tuyển dụng sau khi trở lại hoạt động bình thường. Đáng chú ý, có 50% doanh nghiệp tham gia khảo sát sẽ tuyển nhân viên hoàn toàn mới. Các vị trí được tuyển dụng nhiều nhất thuộc các lĩnh vực là kinh doanh, bán hàng, công nghệ thông tin, marketing, chăm sóc khách hàng, tài chính kế toán.

Đáng chú ý, công nghệ thông tin là ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất. Mức độ tăng trưởng về tuyển dụng tại các doanh nghiệp trong thời gian này tại Hà Nội có tỷ lệ cao hơn TP Hồ Chí Minh, lần lượt là 50% và 45,2%. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin có quy mô từ 101- 300 nhân lực có sự tăng trưởng lớn nhất về tuyển dụng nhân sự. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại Hà Nội có quy mô 10 - 50 nhân lực và 101 - 300 nhân lực còn chú trọng tăng tuyển nhân sự cho các vị trí kinh doanh, bán hàng.

Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cũng cho biết, khả năng phục hồi của thị trường lao động sẽ phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh, công tác tiêm vaccine cho người dân và hiệu quả của các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế. Với kịch bản thành phố nới lỏng một số hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh quan trọng trong trạng thái bình thường mới, thì tình trạng thiếu việc làm sẽ được cải thiện.

“Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, Trung tâm dịch vụ việc làm luôn chuẩn bị các biện pháp ứng phó với các tình huống dịch bệnh diễn ra để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp phục hồi vượt qua dịch bệnh. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai linh hoạt các biện pháp xây dựng phương án hỗ trợ người lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, khai báo thông tin tìm kiếm việc làm dưới hình thức gián tiếp. Quan trọng nhất là dự báo kịp thời về tình hình lao động việc làm trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để có phương án kết nối cung cầu phù hợp với bối cảnh”, ông Thành cho biết

Trả lời

Theo các chuyên gia lao động, các kịch bản phục hồi của thị trường lao động hiện phải dựa vào tình hình kiểm soát dịch bệnh, đà phục hồi của nền kinh tế không chỉ trong nước mà còn phụ thuộc vào cả nhiều thị trường trên thế giới bởi hàng hóa xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Mặc dù chưa thể đưa ra những nhận định cụ thể về thị trường lao động thời gian tới nhưng vẫn có một số lĩnh vực gia tăng tuyển dụng.

Theo bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc Văn phòng Adecco Hà Nội (đơn vị cung cấp dịch vụ nguồn nhân lực) thì quý III/2021 vừa qua, mặc dù nhiều địa phương phải áp dụng Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch nhưng so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu từ Adecco Việt Nam cho thấy nhu cầu tuyển dụng tăng 10%, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ. Nhu cầu ở lĩnh vực này cao hơn 30% so với quý 3 năm ngoái, tập trung vào các vị trí cấp cao liên quan đến hỗ trợ công nghệ và vận hành thương mại điện tử.

“Thời gian tới, sẽ có nhiều kịch bản diễn ra tùy theo khả năng kiểm soát đại dịch. Tuy nhiên, bất kể tình hình như thế nào, một số lĩnh vực đã, đang và sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Việc nhân viên phải làm việc từ xa qua Internet khiến các công ty phải tăng cường nhân sự cho bộ phận quản trị mạng và cơ sở dữ liệu. Thêm vào đó, lưu trữ đám mây đang thúc đẩy quá trình số hóa tại các doanh nghiệp nhanh hơn bao giờ hết. Điều này dẫn đến nhu cầu về kỹ sư công nghệ thông tin sẽ tăng trưởng mạnh mẽ ”, bà Nguyễn Thu Hà cho biết.

Trong khi đó, một báo cáo mới đây được phân tích dựa trên ý kiến của 400 doanh nghiệp và 1.200 người tìm việc tham gia khảo sát của Tập đoàn Navigos (đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự) thì khi quay trở lại hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”, có 56,7% doanh nghiệp sẽ tuyển dụng sau khi trở lại hoạt động bình thường. Đáng chú ý, có 50% doanh nghiệp tham gia khảo sát sẽ tuyển nhân viên hoàn toàn mới. Các vị trí được tuyển dụng nhiều nhất thuộc các lĩnh vực là kinh doanh, bán hàng, công nghệ thông tin, marketing, chăm sóc khách hàng, tài chính kế toán.

Đáng chú ý, công nghệ thông tin là ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất. Mức độ tăng trưởng về tuyển dụng tại các doanh nghiệp trong thời gian này tại Hà Nội có tỷ lệ cao hơn TP Hồ Chí Minh, lần lượt là 50% và 45,2%. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin có quy mô từ 101- 300 nhân lực có sự tăng trưởng lớn nhất về tuyển dụng nhân sự. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại Hà Nội có quy mô 10 - 50 nhân lực và 101 - 300 nhân lực còn chú trọng tăng tuyển nhân sự cho các vị trí kinh doanh, bán hàng.

Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cũng cho biết, khả năng phục hồi của thị trường lao động sẽ phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh, công tác tiêm vaccine cho người dân và hiệu quả của các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế. Với kịch bản thành phố nới lỏng một số hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh quan trọng trong trạng thái bình thường mới, thì tình trạng thiếu việc làm sẽ được cải thiện.

“Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, Trung tâm dịch vụ việc làm luôn chuẩn bị các biện pháp ứng phó với các tình huống dịch bệnh diễn ra để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp phục hồi vượt qua dịch bệnh. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai linh hoạt các biện pháp xây dựng phương án hỗ trợ người lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, khai báo thông tin tìm kiếm việc làm dưới hình thức gián tiếp. Quan trọng nhất là dự báo kịp thời về tình hình lao động việc làm trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để có phương án kết nối cung cầu phù hợp với bối cảnh”, ông Thành cho biết

Năm 2008, chị Hoàng Thị Dạ Huyền hiện sống tại xã Thanh An, huyện Cam Lộ vào làm nhân viên thu phí tại Trung tâm Quản lý bến xe khách tỉnh, đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Sở Giao thông vận tải. Công việc này đem lại cho chị khoản thu nhập mỗi tháng khoảng 4 triệu đồng. Đây không phải là số tiền lớn nhưng cũng tạm đủ để gia đình nhỏ của chị ổn định cuộc sống. Thế nhưng, gần 2 năm trở lại đây khi COVID-19 bùng phát và có diễn biến ngày càng phức tạp, hoạt động kinh doanh vận tải khách tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi từ Quảng Trị đi và đến các tỉnh buộc phải tạm dừng để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Điều này khiến đời sống của gia đình chị Huyền cùng các viên chức đang làm việc tại trung tâm gặp rất nhiều khó khăn. Chị Huyền chia sẻ: “Là lao động chính trong nhà nên từ trước đến nay, mọi chi phí sinh hoạt đều trông chờ vào khoản tiền lương ít ỏi của tôi. Nhưng do dịch bệnh kéo dài, chúng tôi phải thực hiện làm việc cách ngày, giảm ngày làm xuống chỉ còn 12 - 14 ngày/tháng, mức lương chỉ còn 1,5 - 2 triệu đồng. Nhiều đêm tôi lo lắng không ngủ được, lương thấp nhưng vẫn còn bao nhiêu thứ tiền cần phải lo, từ tiền học của hai đứa con lớn; tiền sữa, tã của đứa nhỏ cho đến các khoản chi phí khác. Chồng tôi cũng không thể phụ giúp gì vì không có việc làm do COVID-19, chỉ ở nhà trông con để tôi đi làm nên cuộc sống của gia đình gặp vô cùng khó khăn”. Cũng giống như chị Huyền, anh Nguyễn Doãn Đức, hiện sống tại Phường 1, thành phố Đông Hà, một viên chức đã có 14 năm làm việc tại Trung tâm Quản lý bến xe khách tỉnh. Vợ chồng anh Đức hiện là lao động chính trong một gia đình có 3 thế hệ. Trước đây, khi bến xe còn hoạt động tấp nập, trung bình mỗi tháng anh làm việc khoảng 22 ngày với mức thu nhập trên dưới 5 triệu đồng. Thế nhưng do diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh, một số tuyến xe khách bị tạm dừng buộc anh phải giảm ngày công xuống còn 9 - 10 ngày/tháng.

Ba mình làm lái xe mùa dịch ba không được cho xe đi nhiều nên nhà mình cũng khó khăn lắm. Nhà cũng không biết làm gì, giờ dịch cũng đỡ hơn, mình mong mọi người cùng ý thức để cuộc sống trở lại bình thường, cho ba mình đi làm.