Mưa axit từ đâu mà có, có thường xuyên xảy ra không?
Mưa axit là do nhiều hiện tượng gộp lại hay sao nhỉ? Việt Nam có vẻ như rất ít có mưa axit.
khoa học
Mưa acid là hiện tượng nước mưa có độ pH thấp (có tính acid). Nước mưa này có tính acid nên nó có thể ăn mòn mạnh gây hư hại các công trình kiến trúc vốn làm từ đá vôi, kim loại,.... Đông thời vì các sinh vật thường sống trong môi trường trung tính (pH=7), nên nước mưa có pH thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái động thực vật ở nơi mưa rơi xuống.
Nguyên nhân gây ra mưa acid là do các oxit của lưu huỳnh (SO2), nito (NO, NO2) kết hợp với nước và các gốc hidroxit tạo thành acid sulfuric (H2SO4) và acid nitric (HNO3), trong đó thường gặp là H2SO4. Các acid này chính là thứ gây ra pH thấp trong nước mưa, hay mưa acid.
Các oxit trên có thể đến từ nhiều nguồn. Trong tự nhiên có thể xuất phát từ núi lửa phun trào (thường thải ra 1 lượng lớn oxit lưu huỳnh). Các đám cháy lớn như cháy rừng cũng là nguồn thải.
Nhưng mưa acid thường bắt nguồn do nguyên nhân nhân tạo là nhiều nhất. Lớn nhất là hoạt động đốt than đá, trong than đá chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh, nên TQ và Nga hay như Anh thời Cách mạng công nghiệp, đốt rất nhiều than, thường xảy ra hiện tượng mưa acid. Phát thải từ xe cộ và các hoạt động đốt nhiên liệu khác cũng là "nguồn cung" để tạo ra mưa acid.
Ở VN thì hoạt động công nghiệp không quá rộng lớn, nên mưa acid chỉ diễn ra ở các khu vực tập trung các khu công nghiệp lớn, đốt nhiều nhiên liệu.
Nguyễn Quang Vinh
Mưa acid là hiện tượng nước mưa có độ pH thấp (có tính acid). Nước mưa này có tính acid nên nó có thể ăn mòn mạnh gây hư hại các công trình kiến trúc vốn làm từ đá vôi, kim loại,.... Đông thời vì các sinh vật thường sống trong môi trường trung tính (pH=7), nên nước mưa có pH thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái động thực vật ở nơi mưa rơi xuống.
Nguyên nhân gây ra mưa acid là do các oxit của lưu huỳnh (SO2), nito (NO, NO2) kết hợp với nước và các gốc hidroxit tạo thành acid sulfuric (H2SO4) và acid nitric (HNO3), trong đó thường gặp là H2SO4. Các acid này chính là thứ gây ra pH thấp trong nước mưa, hay mưa acid.
Các oxit trên có thể đến từ nhiều nguồn. Trong tự nhiên có thể xuất phát từ núi lửa phun trào (thường thải ra 1 lượng lớn oxit lưu huỳnh). Các đám cháy lớn như cháy rừng cũng là nguồn thải.
Nhưng mưa acid thường bắt nguồn do nguyên nhân nhân tạo là nhiều nhất. Lớn nhất là hoạt động đốt than đá, trong than đá chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh, nên TQ và Nga hay như Anh thời Cách mạng công nghiệp, đốt rất nhiều than, thường xảy ra hiện tượng mưa acid. Phát thải từ xe cộ và các hoạt động đốt nhiên liệu khác cũng là "nguồn cung" để tạo ra mưa acid.
Ở VN thì hoạt động công nghiệp không quá rộng lớn, nên mưa acid chỉ diễn ra ở các khu vực tập trung các khu công nghiệp lớn, đốt nhiều nhiên liệu.