Một yếu tố văn dân tộc có tác động đến đặc trưng hoạt động của các tổ chức hiện nay?
kiến thức chung
-Văn hóa dân tộc là nhân tố đã ăn sâu, bám dễ trong tâm hồn và kiểm soát cách nghĩ, cách làm của con người. Người lao động sống trong một nền văn hóa dân tộc nhất định, chịu sự tác động và chi phối của các giá trị thuộc nền văn hóa đó nên khi họ vào làm việc trong một doanh nghiệp thì những giá trị đó cũng được họ thể hiện rõ trong quá trình hoạt động của mình. Người Việt Nam với các đặc trưng tiêu biểu như: trọng tình, ý thức thể diện cao, coi trọng nền nếp và thứ bậc, có tư tưởng sùng bái thế lực tự nhiên...
- Văn hóa Việt Nam là văn hóa mang tính thực vật và sông nước, chịu ảnh hưởng từ phương thức sản xuất nông nghiệp. Có tính mềm dẻo, linh hoạt cao, thiên về tình cảm. bởi vậy trong hoạt động làm việc thường quyết định theo cảm tính, Tâm lý sống thiên nặng về cảm tính.
+ Thường quyết định dựa vào tình cảm hơn là lý trí, lý luận và sự kiện. Hành động theo cảm tính là làm theo sự chỉ đạo của cảm xúc, thích hay không thích,với các mối quan hệ tương tác với nhau, cũng có quan tâm nhiều đến tính hợp lý của vấn đề nhưng lại đắn đo tình cảm lên hàng đầu. Bị tình cảm và cảm xúc dẫn dắt, nếu có lý luận cũng thường do cảm tính dẫn dắt. Lý luận thường chỉ để biện minh, bảo vệ cho ý muốn, mục đích của mình.
+Trọng tình hơn lý (một trăm cái lý không bằng một tí cái tình) là một quan niệm sống của một bộ phận lớn người Việt Nam. Trong tổ chức thường có sự thiên vị, thiếu công bằng. Hành xử và có những suy nghĩ “một người làm quan cả họ được nhờ” rất nhiều.
- VN mang đặc trưng văn hóa làng xã, đặt các mối quan hệ lên trên, Coi trọng việc xây dựng “quan hệ” do đó ảnh hưởng đến văn hóa của tổ chức: các bộ phận trong một tổ chức khồng được gắn kết với nhau; bên cạnh đó việc tuyển dụng cũng dựa trên mối quan hệ (nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ...); thêm vào đó, mọi người luôn theo số đông, sự khác biệt không có cơ hội phát triển, làm cho các tổ chức không phát huy hết tiềm lực, khả năng phát triển và sáng tạo của mình
- Các tổ chức của Việt Nam coi trọng tính ổn định, tránh xung đột trong quan hệ: Doanh nghiệp nước ngoài sẽ trả lời “không” với các đề nghị của phía đối tác dễ dàng thì doanh nghiệp Việt Nam thường nói “chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này”/ “chúng tôi sẽ liên lạc với ông/ bà sau”.. Xuất phát từ nhận thức “giữ thể diện” nên cách thể hiện của cá nhân và tổ chức Việt Nam nói chung muốn tránh sự từ chối và sự chỉ trích mạnh mẽ một cách trực diện một công việc hay một hành động nào đó. Họ cho rằng nói “không” một cách thẳng thắn sẽ làm tổn thương đến đối tác và ảnh hưởng đến mối quan hệ lâu dài.
-Việt Nam trước đây là nước chủ yếu làm nông nghiệp. Người Việt đã quen với thói "thích ra đồng làm việc lúc nào thì đi lúc ấy", không đúng giờ giấc nên các công ty, doanh nghiệp luôn phải đặt ra những quy định chặt chẽ về giờ giấc để tránh tình trạng nhân viên "đi muộn về sớm"
- Xu hướng đề cao nam quyền/nữ quyền. Khi tuyển dụng nữ giới thường là ưu tiên tuyển dụng nam giới nhiều hơn,nếu là nữ thì thường là kèm theo điều kiện như nữ chưa kết hôn thì phải kí hợp đồng không có con sau3-4 năm....và nhiều chính sách đãi ngộ
- Môi trường văn hóa đề cao cái cộng đồng sẽ khiến các thành viên trong doanh nghiệp trước khi nói gì, làm gì thường phải trông trước trông sau để cái điều mình nói, cái việc mình làm không khác với mọi người. Do đó, những người có cá tính, thích tìm tòi thường phải tự đõi gọt mình cho vừa với khuôn khổ của cộng đồng mà họ là thành viên trong đó.
- Các tổ chức doanh nghiệp ở phương đông vẫn bị ảnh hưởng bởi các yêu tố tín ngưỡng. Điều này được thể hiện ở các điểm như trong các văn phòng công ty có để bàn thờ, hay việc xếp đặt phòng ốc, bàn ghế, cơ sở vật chất, đặc biệt là phòng của các sếp, phải phù hợp với phong thủy, phù hợp với tuổi của các lãnh đạo
Đoàn Xuân Thảo