Một vài gợi ý

  1. Lịch sử

1. Muốn tìm hiểu thì trước tiên mỗi chúng ta cần có một khung nền kiến thức, mang tính tổng quát, đại cương. Từ đây nếu có muốn đi sâu vào các gđ thì sẽ dần dần tìm hiểu chi tiết các gđ đó.


2. Một số tựa về sử Việt Cổ Trung Cận Hiện đại theo mình nên tìm đọc, các bạn có thể dựa theo tầm hiểu, khả năng mà lựa chọn những tựa phù hợp:


   Mở đầu, đơn giản: Việt Nam sử lược, Các triều đại Việt Nam, Tóm tắt niên biểu LSVN, Lược sử Việt Nam, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến TK XIX, Đại cương Lịch sử Việt Nam, Sử Ta chuyện xưa kể lại, LSVN bằng tranh, Việt sử giai thoại, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến TK XX, Việt sử toàn thư, Việt Nam quốc sử khảo, Việt Nam vong quốc sử,...  


   Sâu hơn: Bộ chuyên khảo của học giả Nguyễn Duy Chính, của Tạ Chí Đại Trường, Việt sử tân biên, Khởi nghĩa Lam Sơn,  Việt sử xứ Đàng Trong, Tập san đặc khảo về vua Quang Trung, Lịch sử Nội chiến VN từ 1771-1802, Khâm định ANKL, Sự nổi dậy của nhà Tây Sơn, Vua Gia Long và người Pháp, Triều Nguyễn và Lịch sử của chúng ta, Tập san Sử Địa, Huế triều Nguyễn một cái nhìn, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, Việt Pháp bang giao sử lược, Người Pháp và người An Nam bạn hay thù, Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp trên đất Việt Nam, Việt Nam thời Pháp đô hộ, Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc, Chống xâm lăng, Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ, Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa Trường Sa tư liệu và sự thật lịch sử, Dấu ấn chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam, Kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển, Nội các Trần Trọng Kim bản chất vị trí và vai trò lịch sử, Tam giác quan hệ Việt Nam-Liên Xô-Trung Quốc,...


   Tổng tập biên khảo nhiều giai đoạn : Vương triều Lý(1009-1225), Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Tìm về cội nguồn, Lịch sử và Văn hoá Việt Nam tiếp cận bộ phận, Di sản văn hoá Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử, Vương triều Mạc, Sử học sử gia sử liệu, Lịch sử Thăng Long Hà Nội, Lịch sử Việt Nam trọn bộ 15 tập, Lịch sử Việt Nam 4 tập, Lịch sử vùng đất Nam Bộ quá trình hình thành và phát triển,...


   Chính sử, tư sử, xưa: Đại Việt sử ký Toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Việt sử ký tục biên, Đại Việt thông sử, Việt sử tiêu án, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Minh Mệnh chính yếu, Quốc triều chính biên toát yếu Lịch triều hiến chương loại chí,  Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Việt sử cương mục tiết yếu, Việt sử yếu,...


Cổ phong, văn hoá, địa lý: Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thông chí, Ngàn năm áo mũ, Tiến trình Văn hoá Việt Nam từ khởi thuỷ đến thế kỷ XIX, Đất nước Việt Nam qua các đời, Lịch sử Hà Nội, Thăng Long đất thiêng ngàn năm văn vật, Việt Nam văn hoá sử cương, Đất quê lề thói, Việt Nam phong tục, Văn minh Việt Nam,...


   Hồi ký: Xứ Đông Dương, Tổng tập Hồi ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Mãi mãi tuổi 20, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Nhưng năm tháng vai sắt chân đồng,...


   Một số tựa sách, tiểu thuyết văn học lịch sử tạo cảm hứng: Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt long hưng chí, Nhất thống sơn hà, Én liệng Truông Mây, Tây Sơn bi hùng truyện Tám triều vua Lý, Bão táp triều Trần, Sông Côn mùa lũ, Nhân gian nằm nghiêng, Hồ Dương, Thiên Hạ Chi Vương, Vũ tịch, Ngoài bờ Đông là Mặt trời, Từ Dụ Thái Hậu, Sử Việt 12 Khúc tráng ca (khi đọc cuốn này cần chú ý dựa vào các tài liệu khác để tra cứu tránh ngộ nhận, lầm tưởng một số chi tiết bởi tựa này không hẳn là sách học thuật),...


Dưới đây chỉ là DS tổng hợp một số tựa sử Việt Cổ Trung Cận Hiện đại mình khuyên đọc theo ý cá nhân. Bạn có thể lựa chọn một trong số những cuốn này chứ không cần phải mua hết, vì nếu để mua và đọc-hiểu được hết chỗ sách này thì chắc lên ngồi nói chuyện với cụ Hưu, cụ Liên rồi. Cứ đọc từ từ, chớ vội vàng vì đọc sử mà ngấu nghiến, hiếu thắng quá dễ tẩu hoả nhập ma lắm. Bạn cũng cần xem xét kỹ xem tìm đọc vì mục đích gì; nếu để ôn tập phục vụ thi cử thì chỉ cần học kỹ SGK vs các bộ đề ôn luyện cùng các tập giáo trình đại cương; còn nếu để tìm hiểu học thuật thì dựa vào DS của mình mà chọn lựa tuỳ tựa phù hợp. Cũng nên xem bạn muốn đọc giai đoạn, sự kiện, nhân vật nào trong sử Việt để chọn những cuốn hữu ích cho việc tìm hiểu.


Nhiều bạn gợi ý các bộ Đại Việt sử ký toàn thư hay Việt sử cương mục... ban đầu nhưng lại không nhắc người được gợi ý đây là chính sử, cổ sử. Các bộ chính sử có thể coi là nguồn tư liệu chính thống vì được các sử thần triều đình quân chủ biên soạn, cũng là tài liệu gốc mà các sử gia sau này dựa vào chủ yếu; tiếp cận được quả thực rất tốt. Nhưng nên nhớ những bộ chính sử có tư tưởng, cách biên soạn, diễn giải bình luận sự kiện đôi khi gây khó hiểu bởi đều do sử thần trung đại biên soạn, vì thế khi đọc sẽ phải kết hợp tra cứu thêm tài liệu sau này để có được cách diễn giải phù hợp, dễ hiểu hơn. Nên kết hợp giữa tư liệu chính sử với sách khảo cứu hiện nay, dựa vào chính sử để tìm hiểu nguồn tư liệu gốc; nếu chi tiết nào gây khó hiểu có thể tra thêm ở phía tài liệu khảo cứu, sử hiện đại. Mình cũng cảm thấy có nhiều bạn chỉ nghe qua những cuốn đó thấy bảo hay, tuyệt tác nên cmt vào trong khi còn chưa đọc-hiểu những tài liệu đó, khuyên người khác đọc nó trong khi mình còn chưa đọc thì sao được các bạn nhỉ.

Mọi người gợi ý cũng nên chú trọng đến tính chính xác, phân biệt rõ đâu là sách khảo cứu, đâu là tiểu thuyết, dã sử chứ không thể vơ bừa, không đọc qua chỉ nghe thấy nói hay nên cmt. Tìm hiểu sử học thuật mà dùng tiểu thuyết lịch sử thì sao ổn, nhỡ rồi ngộ nhận lầm tưởng thì sao? Khác nào học sử Tam Quốc mà lôi Tam Quốc Diễn Nghĩa ra dẫn chứng. Cũng có thể gợi ý, nhưng nên kèm theo chú trọng vấn đề chính xác trong các chi tiết, tham khảo sử liệu tránh nhầm lẫn tai hại.


Cuối cùng, hãy gợi ý những cuốn sách bạn đã có cơ hội đọc, cảm nhận chứ đừng nghe đại rồi khuyên bừa; vì làm như vậy gợi ý của chúng ta không những không giúp mà còn hại người nữa đấy.

#TrungNguyen #goiy


Từ khóa: 

lịch sử