Một vài Fact thú vị về các Quốc Gia trên Thế Giới?
Mình khá tò mò về văn hóa, phong tục truyền thống cũng như những biểu tượng tiêu biểu của các quốc gia trên thế giới, mọi người có thể cho mình xin một vài Fact thú vị không ạ,,:D
fact
,quốc gia
,thế giới
,văn hóa
,du lịch
- Theo truyền thống tại Hàn Quốc, mỗi đứa trẻ đều được tính là 1 tuổi ngay khi chào đời và 2 tuổi khi bước sang năm mới. Điều này có nghĩa là những đứa trẻ sinh ra vào đêm giao thừa nghiễm nhiên trở thành 2 tuổi ngay khi kim đồng hồ bước qua nửa đêm.
- Hoa hồng là loài hoa yêu thích được nhiều nơi trên thế giời dùng làm quà để tặng. Thế nhưng, khi đến Mexico bạn không nên tặng hoa hồng vàng bởi họ quan niệm là cái chết trong văn hóa Mexico.
(Nguồn : Coco, phân đoạn nơi một phòng thờ ở Mexico được rải đầy hoa hồng vàng)
- Tại Chile, tất cả các nghĩa trang sẽ được mở vào đúng 23 giờ ngày 31/12 hằng năm để mọi người có cơ hội chào đón một năm mới cùng linh hồn những người thân yêu đã khuất. Họ tin rằng những người thân đã khuất của mình mỗi năm đều chờ họ ở nghĩa trang và giao thừa chính là dịp để sưởi ấm cho những ngôi mộ lạnh lẽo và những người yêu thương nhau có thể cùng bắt đầu một năm mới hạnh phúc.
- Theo trang Medium, người Ấn Độ (hay các quốc gia Trung Đông) thường chỉ dùng tay phải để bốc thức ăn, vì họ quan niệm rằng tay trái là bàn tay không sạch sẽ. Họ cũng làm điều tương tự khi muốn bắt tay và giao tiếp với người khác.
Bảo Thyy
- Theo truyền thống tại Hàn Quốc, mỗi đứa trẻ đều được tính là 1 tuổi ngay khi chào đời và 2 tuổi khi bước sang năm mới. Điều này có nghĩa là những đứa trẻ sinh ra vào đêm giao thừa nghiễm nhiên trở thành 2 tuổi ngay khi kim đồng hồ bước qua nửa đêm.
- Hoa hồng là loài hoa yêu thích được nhiều nơi trên thế giời dùng làm quà để tặng. Thế nhưng, khi đến Mexico bạn không nên tặng hoa hồng vàng bởi họ quan niệm là cái chết trong văn hóa Mexico.
(Nguồn : Coco, phân đoạn nơi một phòng thờ ở Mexico được rải đầy hoa hồng vàng)
- Tại Chile, tất cả các nghĩa trang sẽ được mở vào đúng 23 giờ ngày 31/12 hằng năm để mọi người có cơ hội chào đón một năm mới cùng linh hồn những người thân yêu đã khuất. Họ tin rằng những người thân đã khuất của mình mỗi năm đều chờ họ ở nghĩa trang và giao thừa chính là dịp để sưởi ấm cho những ngôi mộ lạnh lẽo và những người yêu thương nhau có thể cùng bắt đầu một năm mới hạnh phúc.
- Theo trang Medium, người Ấn Độ (hay các quốc gia Trung Đông) thường chỉ dùng tay phải để bốc thức ăn, vì họ quan niệm rằng tay trái là bàn tay không sạch sẽ. Họ cũng làm điều tương tự khi muốn bắt tay và giao tiếp với người khác.
Hideki
Một sự thật thú vị về Nhật Bản là có những người ngoại quốc ở Nhật không nhường ghế cho người già trên các phương tiện giao thông công cộng với lý do sợ những người già đó tổn thương khi bị cho là già.
Đây là một bình luận nhưng để nhiều người đọc được nó hơn, xin được copy sang câu trả lời này.
"Để biết một việc là đúng hay sai, bạn nên suy nghĩ chứ không nên tin vào báo, vì đến báo chính thống cũng còn phải nghĩ kỹ trước khi tin, chưa nói đến việc rất có thể những báo bạn đọc là lá cải trên mạng và sao chép của nhau.
Mình sống ở Nhật nhiều năm rồi, mình cũng biết nhiều người cao tuổi. Trên tàu xe nếu thấy người già thì mình luôn nhường, và họ thường vui vẻ ngồi xuống và cảm ơn. Có khi người ta không ngồi, nhưng vẻ mặt rất hạnh phúc chứ không có chuyện buồn vì được nhường chỗ đâu.
Thế thì tại sao lại có trường hợp được nhường mà người ta không ngồi? Có rất nhiều nguyên nhân. Có thể họ sắp xuống ở bến tới. Có thể nếu ngồi họ sẽ bị say xe. Có thể họ bị bệnh về xương khớp và việc ngồi xuống rồi lại phải đứng lên sẽ gây đau đớn hơn là cứ đứng thêm vài ba điểm dừng, nên họ không ngồi.
Một nguyên nhân rất quan trọng là họ không muốn làm phiền đến người khác và không muốn mang ơn. Con người ở đâu cũng vậy nhưng người Nhật có vẻ đặc biệt ngại chuyện làm phiền người khác, vậy nên nếu bạn giả vờ ngủ trên xe bus và có một cụ già rất mệt mỏi đứng cạnh, người ta sẽ vẫn để bạn ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn là một thanh niên khỏe mạnh mà lại chiếm ghế ưu tiên thì khả năng người ta bảo bạn nhường chỗ không phải là thấp.
Bạn hãy dựa trên lẽ thường mà suy nghĩ, liệu một người đã bảy tám mươi tuổi có vì được nhường chỗ mà buồn vì người ta nghĩ mình già không? Người ta biết mình già khi tự thấy mắt mờ chân chậm, làm việc không còn nhanh nhẹn, chứ không phải chờ người khác nhắc. Có thể có một số người ở tuổi năm - sáu mươi có cảm giác ấy thật, nhưng mà họ chỉ là thiểu số của thiểu số thôi. Có nhiều người cao tuổi hơn họ, và trong số những người cùng độ tuổi với họ, chỉ có rất rất ít người có suy nghĩ đó.
Khi người ta mệt mỏi thì người ta sẽ muốn được ngồi, nhưng vì không muốn phiền đến người khác nên có thể sẽ tỏ ra họ không cần. Nếu tình huống đó xảy ra và bạn muốn nhường chỗ, hoặc là bạn đứng lên và đi ra xa như thể sắp xuống, hoặc là bạn nói với họ rằng bạn sắp xuống rồi, sau đó thì nên đi ra xa xa một chút vì những người như thế thường cảm thấy ngại khi phải nhìn một người phải đứng vì mình.
Điều quan trọng nhất mình mong bạn suy nghĩ khi đọc bình luận này là, hãy làm việc mà bạn cho là đúng, hãy hành xử theo cái mà bạn cho là đạo đức, hãy suy nghĩ chứ đừng mù quáng tin theo báo hay post trên mạng xã hội. Về các bạn trẻ mà khi sang Nhật quyết tâm không nhường ghế cho người già vì từng đọc một bài báo hay nghe một người chưa già nói họ thấy buồn vì bị coi là già, thì mình nghĩ các bạn trẻ ấy hoặc là vô tâm, hoặc là ngu dốt, hoặc là ích kỷ. Họ có ngồi hay không là chuyện bạn không quyết định được, nhưng chuyện nhường chỗ hay không là chuyện của bạn. Nếu sợ nhường chỗ làm tổn thương người được nhường thì có thể tìm một cách khéo léo, chẳng hạn như cách mình nói ở trên. "
Nutella N Bread
Nguyễn Thu Huyền
Triều Tiên: Quyền truy cập Internet cho người dân cực kỳ hạn chế, chỉ dành cho giới thượng lưu và người nước ngoài. Người dân chỉ có thể truy cập vào 28 miền internet được nhà nước bảo trợ, trong số này là các trang web liên quan đến bảo hiểm, tin tức, người già, sức khoẻ và khuyến cáo cách nấu ăn,... Mà người dân còn k được truy cập internet tại nhà :)))
Trang Ngo
Tiến Dũng
Nhường ghế cho người già ở Nhật Bản là thiếu tôn trọng. Trên thực tế, Nhật Bản có tỉ lệ dân số già chiếm đa số nên quan điểm về ‘người già’ của họ cũng khác với một số nước châu Á”. Khi được người khác nhường ghế trên tàu điện ngầm, người già ở Nhật Bản sẽ nghĩ: “Mình đã già đến mức người khác phải nhường chỗ cho ư?”