Một thế hệ lười biếng đang hình thành ở Việt Nam?
“Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa. Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”, đến bây giờ ngẫm lại vẫn thấy câu tục ngữ này đúng và có lẽ muôn đời đúng. Tuy nhiên, đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu” lại trở nên lười biếng.
phong cách sống
Thấy rõ. Như Nelson Mandela đã nói, muốn triệt 1 nước chỉ cần hủy hoại nền giáo dục. Sẽ tự diệt. K cần chiến tranh sinh mạng chết đổi lấy.
Có điều mình vẫn thấy nhiều điểm sáng rực rỡ về nền giáo dục sư phạm nói chung. Nhiều lắm. Người có tâm có tầm rất nhiều.
Nhưng cái kiểu 12 năm học từ tiểu học đến phổ thông trung học, căn bản nền tảng của sự giáo dục hiện nay hoàn toàn không khai thác được tài năng thiên bẩm. Cào bằng. Bộ giáo dục nên xem lại.
DOIMAT
Thấy rõ. Như Nelson Mandela đã nói, muốn triệt 1 nước chỉ cần hủy hoại nền giáo dục. Sẽ tự diệt. K cần chiến tranh sinh mạng chết đổi lấy.
Có điều mình vẫn thấy nhiều điểm sáng rực rỡ về nền giáo dục sư phạm nói chung. Nhiều lắm. Người có tâm có tầm rất nhiều.
Nhưng cái kiểu 12 năm học từ tiểu học đến phổ thông trung học, căn bản nền tảng của sự giáo dục hiện nay hoàn toàn không khai thác được tài năng thiên bẩm. Cào bằng. Bộ giáo dục nên xem lại.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ có lý do khiến cho giới trẻ ngày nay không thích vận động (Mình chưa xét đến việc họ lười hay không, vì ngày nay tiêu chí giữa lười và chăm được đánh giá dựa trên thành quả, thay vì dựa vào quá trình như trước đây).
Bởi nhân loại đã phát minh ra quá nhiều tiện nghi, phần mềm để chiều chuộng, phục vụ con người, do đó vấn đề duy nhất còn lại là tiền.
Các bạn trẻ hiện tại có thể không so sánh được với thế hệ trước về sự chăm chỉ và dẻo dai nhưng đổi lại, họ biết tiêu tiền và quan tâm đến việc kiếm tiền từ rất sớm. Họ ít vận động song bù lại rất nhạy bén với lợi ích và nhanh nhẹn với các cơ hội. Chỉ tiếc là hầu hết thường không kiên nhẫn và chưa biết cách quan tâm đến mọi người xung quanh.
Xu thế này là tất yếu, mặc dù nó khiến cho những ai thực lòng trăn trở với giáo dục đôi lúc phải thở dài. Nhưng còn nước còn tát, đâu đó vẫn có những bạn trẻ chăm chỉ, hồn nhiên, trung thực và có khát vọng sống tốt đẹp đáng để chúng ta quan tâm.
Nguyễn Quang Vinh
Cũng tùy thôi, người ta làm việc chăm chỉ thì chợp mắt tý buổi trưa cũng ko phải là kẻ lười biếng, hoặc theo nghĩa ngủ trưa là ngủ dậy trễ thì những người như em mình làm nghệ sỹ, chơi nhạc đến quá khuya mới về thì sáng 10h dậy cũng ko phải là lười.
Còn say sưa thì như mình và đồng nghiệp của mình làm xây dựng, không thể ko mời khách, mời thợ, không thể ko uống. Thời buổi này, ngành nghề khác cũng vậy cả, nhì quan hệ mà. Đêm trước chưa tỉnh trưa nay đã có chầu. Ko thể từ chối và cũng ko thể nói là trác táng đc, công việc cả.
Bạn thấy nhiều vì ngày nay đã có điện, do đó kinh tế có thể kéo đến đêm hoặc sáng ko như ngày xưa, chỉ làm đc ban ngày mà ngủ đến trưa thì còn thời gian đâu làm lụng. Thời nay bàn nhậu cũng là thứ thay thế cái bàn làm việc, ko phải như xưa xỉn say là vác cái cày không nổi. Nên tùy thời, tùy lúc thôi.
Còn việc lứa 17 tuổi mà ngủ trưa say xỉn thì mình nghĩ chắc ko có đâu, chứ đang học lớp 10, 11 mà vậy thì ăn roi dập người à :)))
Đào Mai Hương
Có một lý giải cho sự lười nhác của người Việt hiện nay rằng: chẳng qua kinh tế thị trường cùng với sự phát triển công nghệ, bên cạnh tạo điều kiện cho con người có cuộc sống, việc làm tốt hơn thì lại dễ khiến người ta trở nên nhác việc hơn do nhiều cám dỗ xung quanh dẫn dụ. Tuy nhiên, cách giải thích này cũng chỉ là một căn nguyên mà căn nguyên sâu xa nhất, chính xác nhất ấy là ý thức của con người. Bởi ý thức quyết định hành động. Ví thử so sánh với thế hệ trước như cha ông chúng ta về chuyện nhậu nhẹt chẳng hạn, thời trước hiếm hơn bây giờ không phải vì tiền bạc, kinh tế mà ngay cả trong những dịp lễ, tết, giỗ chạp… dịp có thể được coi là “nhậu”… một cách chính đáng, nhưng cũng không mấy ai “chén chú chén anh” đến nỗi “rượu vào lời ra”, chỉ chừng mực là đứng dậy.
Chuyện công sở cũng thế, cắm đầu cắm cổ làm đến lúc kẻng báo hiệu hết giờ, cán bộ, viên chức mới ngẩng đầu đứng dậy kết thúc công việc, không ai dám tự ý rời chỗ làm việc để trốn đi chỗ này chỗ khác “đánh bóng” mặt đường. Sở dĩ, được như vậy là do ý thức lao động của con người thời đó rất cao nhờ vào sự giáo dục cùng với hoàn cảnh khó khăn của đất nước bắt buộc họ phải phấn đấu, nỗ lực. Không được an phận. Nhưng bây giờ thì trớ trêu ở chỗ, đời sống kinh tế khá giả hơn, điều kiện phát triển tốt hơn thì con người lại dễ dàng bằng lòng với cuộc sống, không muốn phát triển cá nhân, “an phận thủ thường” với những gì đã có, không có chí tiến thủ! Từ “cơ sự” này mới dẫn đến sự lười nhác, thiếu năng động… của con người hiện nay.
Lỗ Tấn có câu: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”. Kinh thánh cũng có câu: “Không làm việc, không có niềm vui” hay “Thiên đàng mới là chốn nghỉ ngơi”. Quả thật, sự lười nhác đã khiến cho nhiều người Việt trở nên trì trệ, thiếu sáng tạo, hăng say trong làm việc. Thế cho nên tỷ lệ người Việt mà có thể ghi dấu trên thế giới bằng sự nỗ lực, chăm chỉ cá nhân như GS Ngô Bảo Châu là quá ít. Trong khi đó, theo cơ quan công an, tội phạm đang trẻ hóa phần nhiều do “nhàn cư vi bất thiện".
Solitary
Hihi, có lẽ mình lại muốn bẻ ngược câu hỏi của bạn, theo mình ý bạn nói là các bạn trẻ sớm hưởng thụ cuộc sống hơn thì có vẻ đúng chứ bảo các bạn lười biếng có lẽ chưa có thống kê về việc này.
Cá nhân mình vẫn gặp nhiều đội trẻ máu lửa lắm, tự start up lập ra trung tâm tiếng Anh dạy cả CFA luôn nha (Iliat), rồi thì đọc Tony buổi sáng toàn bạn trẻ sang Isarel thực tập về mở farm xuất khẩu sang trời Âu, có rất nhiều tấm gương để mình có thể học hỏi được.
Xã hội nào cũng sẽ có người chăm người lười nên là mới có khái niệm du lịch bụi, lấy tiền trợ cấp XH sang Việt Nam vẫn sống được ngon lành.
Mong là sắp tới bạn sẽ thấy được nhiều bạn trẻ chăm hơn nữa nhé!
Độc Cô Cầu Bại