Một thế giới "phẳng": Đã đến lúc người châu Á cất tiếng nói về bình đẳng

  1. Xã hội

Người gốc Á đang phải chịu đựng các hình thức kỳ thị từ lăng nhục, né tránh, tấn công thân thể, quấy rối trực tuyến tới các hành động vi phạm quyền công dân... Vấn nạn kỳ thị ngày càng trở nên đáng quan ngại, do đó thế hệ trẻ đã và đang nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc đấu tranh chống lại chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và kỳ thị gốc Á.

Phân biệt và kỳ thị người gốc Á tại châu Âu

Virus “kỳ thị”

Từ lâu trong lịch sử Mỹ, người gốc Á đã phải chịu sự kỳ thị và là nạn nhân của tội ác phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, từ khi đại dịch bùng phát, vấn nạn này mới được chú ý hơn.

Vấn nạn kỳ thị người gốc Á tại Mỹ gia tăng từ lúc bắt đầu đại dịch COVID-19. Khi đại dịch lây lan từ Vũ Hán - Trung Quốc sang châu Âu và sau đó đến Mỹ,cựu tổng thống Donald Trump liên tục gọi nó với những biệt danh như "virus Vũ Hán", "dịch Trung Quốc" "kung flu" (chơi chữ từ từ kung fu).

https://cdn.noron.vn/2022/06/06/835854827191803-1654519977.jpg
Đại dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp tại châu Âu khiến nhiều nước điêu đứng

Theo cuộc khảo sát của Quỹ Scanlon (Úc) và Asian Australian Alliance (Liên minh Vì cộng đồng người Úc gốc Á): 59% người gốc Á ở Úc cho biết họ thường xuyên đối mặt hành vi phân biệt đối xử vì đại dịch Covid-19 trong năm 2020. Kết quả cuộc khảo sát mang tên “I am not a virus” (Tôi không phải là vi rút) phản ánh tình trạng kỳ thị chống lại người gốc Á đang ở mức cao nhất.

Không chỉ riêng ở Úc, tổ chức Stop AAPI Hate (Mỹ) công bố dữ liệu từ tháng 3 - 12/2020 cho thấy có hơn 2.800 vụ quấy rối chống người gốc Á ở Mỹ. Trong đó, hơn 70% là quấy rối bằng lời nói miệt thị, phỉ báng, xúc phạm, chửi bới và hơn 8% liên quan các vụ hành hung. Con số thực tế có thể cao hơn vì nhiều nạn nhân không lên tiếng tố cáo.

Trước tình hình đó, trong thời gian qua trên khắp Hoa Kỳ đã diễn ra các cuộc biểu tình, tuần hành để phản đối những vụ bạo lực nhắm người Mỹ gốc Á, chẳng hạn như cuộc tập hợp trước Tòa Thị Chính thành phố Jersey City, bang New Jersey, hôm thứ Bảy 10/04, quy tụ hàng trăm người, bao gồm các nhà hoạt động cộng đồng, hoạt động bảo vệ quyền của người nhập cư, các lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo hiệp hội công dân, theo tường trình của nhật báo Jersey City Times.

https://cdn.noron.vn/2022/06/06/835854827191809-1654520451.jpg
Các cuộc biểu tình chống kỳ thị người châu Á. Nguồn: Internet

Sau các vụ kỳ thị nhằm vào người gốc Á gần đây, dư luận Mỹ một lần nữa lại đặt câu hỏi, phải chăng vấn nạn phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ đã trở thành một loại virus không có vaccine khống chế.

Hành động của thế hệ trẻ

Các vụ tấn công nhắm vào người Mỹ gốc Á gần đây đã được chú ý hơn, tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc chiến chống kỳ thị. Các liên minh đa chủng tộc đã cùng nhau tố cáo bạo lực. Những người nổi tiếng như diễn viên và vận động viên phản ứng gay gắt trước các vụ việc. Nhiều nhiều trẻ đã tiên phong tham gia chống phân biệt đối xử, cũng như chống định kiến về chủng tộc và thái độ không khoan dung.

https://cdn.noron.vn/2022/06/06/728681823711965732-1654520609.jpg
“I am not a virus” (Tôi không phải là vi rút). Nguồn: Internet

Trên mạng xã hội, những người trẻ tuổi đã huy động sự tham gia, kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp cùng lên tiếng và đứng lên bảo vệ quyền bình đẳng của tất cả mọi người, lan tỏa những thông điệp mạnh mẽ, tích cực. Nhiều chuyên gia cho rằng sự gia tăng nhận thức về vấn đề kỳ thị với người Mỹ gốc Á có thể xuất phát từ một số yếu tố dưới đây:

Một là, thế hệ người gốc Á trẻ hơn sinh ra và lớn lên ở Mỹ không còn cam tâm chịu đựng và im lặng như cha mẹ, ông bà của họ.

Tiếp đến, sự bùng nổ của mạng xã hội cho phép tin tức về các vụ kỳ thị lan nhanh và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Một video đăng lên sẽ nhanh chóng được chia sẻ và phát tán rộng rãi, trong khi ngày càng nhiều nhà báo gốc Á tại nhiều tòa soạn luôn sẵn sàng khuếch đại các vụ việc.

https://cdn.noron.vn/2022/06/06/728681823711965737-1654520921.jpg
Các bạn trẻ tham gia biểu tình chống kỳ thị người châu Á. Nguồn: Internet

Nhóm nhạc Hàn Quốc BTS hôm 30/3 đã đăng đàn Twitter chia sẻ việc các thành viên của nhóm từng chịu lời miệt thị và chế giễu về ngoại hình. Vào cuối tháng 2, một người dẫn chương trình phát thanh của Đức, khi xem BTS ​​cover ca khúc của ban nhạc Coldplay, đã so sánh ban nhạc Hàn Quốc với “một số loại virus kinh khủng, hy vọng rằng sẽ sớm có vaccine điều trị”. Nhà đài của Đức, Bayern 3, sau đó đã phải lên tiếng xin lỗi.

https://cdn.noron.vn/2022/06/06/835854827191812-1654520807.jpg
Nhóm nhạc Hàn Quốc BTS

Trên tài khoản Twitter chính thức, nhóm đã viết: "Những gì đang xảy ra ngay bây giờ không thể tách rời chúng ta khỏi bản sắc người châu Á". Bài đăng này đã tạo ra khoảng 3 triệu lượt thích và retweet.

Bài phát biểu của BTS tại nhà trắng nói lên điều gì

Vào ngày 31/5 (theo giờ Mỹ), BTS đã xuất hiện tại Nhà Trắng để tham dự buổi họp báo và có buổi gặp gỡ riêng tư với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Hoạt động trên thuộc khuôn khổ chuyến ghé thăm của nhóm nhằm thảo luận về sự hòa nhập và đại diện của người châu Á, đồng thời giải quyết các vấn nạn cũng như những thông tin sai lệch có liên quan đến sự thù ghét với người châu Á. Trước khi gặp Tổng thống, nhóm đã có bài phát biểu ngắn gọn với các phóng viên tại Nhà Trắng và kêu gọi ngừng lại những tội ác nhắm vào người Mỹ gốc Á.

https://cdn.noron.vn/2022/06/06/728681823711965739-1654521075.jpg
Nhóm nhạc BTS phát biểu tại Nhà trắng

Trước các cơ quan thông tấn lớn trên thế giới, các thành viên nhóm nhạc đã lần lượt phát biểu và nêu lên quan điểm của mình. “Chúng tôi đau lòng khi chứng kiến sự gia tăng thù hận gần đây, bao gồm cả tội ác liên quan đến người Mỹ gốc Á. Để chấm dứt vấn nạn, chúng tôi muốn nhân cơ hội này để nói lên chính kiến một lần nữa”, thành viên nhóm nhạc Jimin bày tỏ.

Ấn tượng nhất chính là câu nói đi vào lòng người của Suga (BTS). Anh bộc bạch: "Khác biệt không có gì sai. Khởi nguồn của sự bình đẳng chính là khi chúng ta cởi mở, chấp nhận chính sự khác biệt của bản thân".

https://cdn.noron.vn/2022/06/06/7980185335966647-1654521387.jpg
"Khác biệt không có gì sai. Khởi nguồn của sự bình đẳng chính là khi chúng ta cởi mở, chấp nhận chính sự khác biệt của bản thân" - Suga (BTS)

Nam thần V tin rằng tất cả mọi người đều có lịch sử của riêng mình. Anh cũng hy vọng rằng ngày hôm nay là bước tiến lớn để nâng cao nhận thức của mọi người, để tất cả chúng ta có thể tôn trọng, thấu hiểu hơn về giá trị của chính bản thân mình.

BTS đã làm nên lịch sử đầy tự hào cho chính mình và những người hâm mộ, mở rộng ra là cả những người châu Á và gốc châu Á. Những chàng trai trẻ với tư cách là đại sứ thanh niên, những người lan truyền thông điệp về niềm hy vọng và lạc quan trên toàn thế giới, đã thay mặt chúng ta cất lên tiếng nói về nhân quyền và bình đẳng !

Xem full bài phát biểu của nhóm tại đây !

Nguồn: Kênh Youtube Young Forever

Một thế giới “phẳng” là dành cho tất cả chúng ta

“Thế giới phẳng” (The world is flat) là tác phẩm của Thomas Friedman, một nhà kinh tế học, một biên tập viên chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times. “Thế giới phẳng” là một khoảng trống mà toàn bộ thành viên sống trong thế giới ấy đi vào một sân chơi chung, sân chơi mà ai cũng có thời cơ bình đẳng như nhau. Tuy nhiên, khác biệt về tình trạng giàu - nghèo giữa các nhóm vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả liên quan tới các vấn đề về bất bình đẳng, phân tầng xã hội.

Không bàn đến những yếu tố liên quan đến kinh tế tài chính hay toàn cầu hóa, điều tôi muốn nói đến ở đây là “một thế giới bình đẳng cho tất cả mọi người”. Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người. Bất cứ ai trong chúng ta, không kể màu da, dân tộc, đất nước, học vấn, giới tính…đều xứng đáng được tôn trọng và bảo vệ.

https://cdn.noron.vn/2022/06/06/835854827191829-1654521767.png

Kỳ thị chủng tộc và bất bình đẳng xã hội luôn là vấn đề nan giải và nghiêm trọng trên thế giới trong bối cảnh nhiều xung đột kinh tế - chính trị leo thang. Vấn nạn này không chỉ nằm ở những vụ tấn công nhắm vào người châu Á, mà còn hiện diện ở những dạng thức khác như những phát ngôn kỳ thị, suy nghĩ miệt thị, hành động tẩy chay, né tránh,...

Hãy nhớ rằng yếu tố đầu tiên quyết định bất bình đẳng chính là từ trong suy nghĩ. Vậy nên, mỗi chúng ta cần phải hành động quyết liệt hơn nữa để tiếng nói của mình được lắng nghe. Bởi lẽ thay đổi đầu tiên và thiết thực nhất là trong cách suy nghĩ và hành động của mỗi người và cần có cái nhìn đúng đắn về bình đẳng.

Những hành động thiết thực, mạnh mẽ của thế hệ trẻ chống phân biệt chủng tộc sẽ góp phần định hình thế giới trong tương lai, nơi nguyên tắc về sự bình đẳng và phẩm giá vốn có của con người được tôn trọng.

Bài viết được tham khảo từ nguồn:



Từ khóa: 

chau_a

,

binh_dang

,

xã hội