Một thành viên trong gia đình muốn bỏ đạo Công giáo có ảnh hưởng gì đến gia đình không?

  1. Tôn giáo

Từ khóa: 

tôn giáo

Mỗi người ai nấy sẽ tự biết lo cho chính bản thân mình. Ngay cuộc đời trần thế này cũng không ai sống thay ta được. Ảnh hưởng có quan trọng gì đâu, ví như một người tự tử thì trái đất này vẫn quay như bình thường, mọi người vẫn sống chợ vẫn đông không vì ai đó chết đi mà không họp chợ.
Vậy nên chữ ảnh hưởng là do chính chúng ta phóng to ra. Linh hồn của ai người đó chịu trách nhiệm. Cha Mẹ sinh con ra con cái vật vã theo ý riêng thậm chí tự tử thì dù sao đôi ba năm sau cũng nhạt nhòa.. Cha Mẹ vẫn phải lo cho cuộc sống già..và các người khác cũng phải lo cho cuộc sống của mình.
Vậy đấy..
Chỉ vì ai cũng cho là cái TÔI của mình to lớn.
Linh hồn của Bạn... Bạn tự lo.
Cả gia đình sống trong ơn Chúa mà bạn không muốn thì chịu thôi.
Trả lời
Mỗi người ai nấy sẽ tự biết lo cho chính bản thân mình. Ngay cuộc đời trần thế này cũng không ai sống thay ta được. Ảnh hưởng có quan trọng gì đâu, ví như một người tự tử thì trái đất này vẫn quay như bình thường, mọi người vẫn sống chợ vẫn đông không vì ai đó chết đi mà không họp chợ.
Vậy nên chữ ảnh hưởng là do chính chúng ta phóng to ra. Linh hồn của ai người đó chịu trách nhiệm. Cha Mẹ sinh con ra con cái vật vã theo ý riêng thậm chí tự tử thì dù sao đôi ba năm sau cũng nhạt nhòa.. Cha Mẹ vẫn phải lo cho cuộc sống già..và các người khác cũng phải lo cho cuộc sống của mình.
Vậy đấy..
Chỉ vì ai cũng cho là cái TÔI của mình to lớn.
Linh hồn của Bạn... Bạn tự lo.
Cả gia đình sống trong ơn Chúa mà bạn không muốn thì chịu thôi.

Ở xứ này tự do tôn giáo, đủ tuổi thành niên rồi muốn cải đạo sang gì tùy ý muốn cá nhân (miễn là tôn giáo đấy được pháp luật công nhận), cải từ TCG sang tôn giáo Không, sang Phật giáo, Hồi giáo đều được cả. Hãy ra phường làm thủ tục, dưới ánh sáng của lá cờ búa liềm và tượng Bác Hồ, với vòng tay bảo vệ của các đồng chí công an, ko ai cản được bạn cải đạo cả, ko có Chúa nào raid được đồn CA đâu.

Về phía gia đình, pháp luật cũng ko quy định cả nhà bạn phải theo cùng 1 tôn giáo. VD bố bạn có thể theo Hồi giáo, mẹ bạn thờ Jesus, bạn cải sang tôn giáo Không, em bạn thờ thần bò chẳng hạn, cũng chẳng sao cả, miễn là lúc nói chuyện về tôn giáo cả nhà đừng lao vào combat với nhau gây mất trật tự công cộng thôi. Ah, có vụ nấu ăn cho gia đình như trên có vẻ hơi khó =)).

Về mặt rủi ro khi cải đạo, thì bố mẹ, ông bà có thể từ mặt tống cổ bạn ra khỏi nhà. Hàng xóm theo TCG có thể sẽ dèm pha, bỉ bôi gia đình bạn ko biết dạy con, giáo xứ gọi lên phê phán gì đó không biết chừng... Ngoài ra còn có 1 số như ở dưới trù ẻo Chúa sẽ "sờ gáy", phạt gia đình bạn gì gì đó.

Đây chúng con hãy nghe lời Chúa:
"Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế" 
Trích: Bài giảng lễ Thiếu nhi: Chúa Nhật 23 thường niên - Năm A (Mt 18, 15-17)

Là con cái trong gia đình ạ

Đương nhiên là có “dù ít hay nhiều”. Mỗi một người Công Giáo đều là một chứng nhân của Đức Ki-tô. Để một thành viên trong gia đình “bỏ đạo” thì cần phải nhìn nhận lối sống cũng như việc sống đạo của gia đình.
Dụ ngôn “con chiên lạc” và “đồng bạc bị mất” cho ta thấy tầm ảnh hưởng và quan trọng khi bị “mất đi một con người”.
Tôi không dám phán xét là có tội hay không tội.
Tôi chỉ dám đưa ra chút gợi ý nhỏ để suy nghĩ về mệnh lệnh của Chúa Giê su cho mỗi Kito hữu "chính anh em là muôi...là ánh sáng...là men ". Và LỜI HỨA trong ngày cử hành hôn ước, trong liên đới và trách nhiệm.
Thứ nhất: sự kiện một thành viên trong gia đình bỏ đạo.
Quyết định này chỉ là giọt nước tràn ly. Có thể sau một hành trình dài NIỀM TIN không được khám phá, không được vụn đắp nên thay vì đem các giá trị của niềm tin Kito xây dựng một đời sống viên mãn. Thì chỉ là tuân thủ, tham dự cách hình thức một cách máy móc và nặng lề dẫn đến tình trạng một đời sống đức tin tẻ lạt, đơn điệu. Của một tâm hồn trống rỗng. Lên thành viên đó quyết định rời bỏ đức tin.
Nếu phụ huynh của thành viên đó nghĩ đến trách nhiệm "là men, là muối, là ánh sáng ",,, mà Chúa Giê su trao phó.
Và nếu họ còn nhớ trong ngày họ cử hành hôn ước trong nhà thờ. Họ lấy danh dự của bản thân họ hứa điều gì trước mặt Chúa, trước mặt cộng đoàn và trước mặt hội thánh nhỉ?.
Và nếu họ chu toàn lời hứa đó xây dựng cho con em của mình một đời sống thấm nhuần các giá trị Kito.
Giúp con em mình có một tương giao mật thiết với Chúa. Trong tương quan Phụ Tử.
Và nếu họ giúp cho con em mình nhận ra được rằng chỉ trong Chúa Giê-su mới tìm được câu trả lời cuối cùng cho cuộc đời của nó. Và chỉ nơi Ngài nó mới cps một cuộc sống viên mãn nhất. Mà không phải là sự tồn tại trong tầm thường đơn điệu.
Và giá mà thành viên kia được phụ huynh, bạn bè bà con giúp để được NHẬN BIẾT và GẶP GỠ một Chúa Giê su ĐÚNG NHƯ NGÀI LÀ NGÀI.
Thì đâu có tình trạng này xảy ra?
Chắc chắn là có rồi!
Nếu thành viên đó qua 18 tuổi. Đã đến tuổi trưởng thành, và gia đình đã lo cho thành viên ấy học hỏi hết các lớp giáo lý Công giáo rồi... nhưng thành viên ấy muốn chối Đạo, thì là quyền tự do của cá nhân đó.
Gia đình chỉ có khuyên răn, dạy bảo, cầu nguyện cho thành viên này nhưng thành viên này không chịu để tâm để lắng tai nghe...
Thì trước toà phán xét của Thiên Chúa, thành viên này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi chối Đạo của mình.
Và chắc chắn Chúa cũng phải sờ gáy đến cha mẹ, anh chị em ruột... Mặc dù họ đã làm hết khả năng để níu kéo... Đây là điều đáng buồn!
Phép công bằng của Chúa, sẽ không bỏ sót một tội nào.
Thành viên đó là ai? Ba mẹ hay con cái ?
Nếu ba hay mẹ bỏ thì con cái không có lỗi, nhưng phải cầu nguyện cho họ và nhắc nhở giải thích cho họ hiểu!
Còn là con cái thì ba mẹ là người có lỗi vì đã không làm tròn trách nhiệm là giáo dục đức tin cho con.
Nên người chối bỏ Chúa tùy chức vụ của mình mà lỗi nặng hay nhẹ nữa!
Tuy rằng đây là quyền Tự do của mỗi người! Theo hay không là do mình quyết định. Nhưng ít nhiều gì cũng có ảnh hưởng đến gia đình, nhất là nỗi đau thầm kín trong mỗi người không muốn nói ra! Hoặc họ âm thầm Cầu nguyện cho người đó biết hoán cải trở về. Và chắc chắn nỗi buồn họ luôn mang trong lòng bởi người đó là 1 trong những thành viên trong đại gia đình của họ! Như Chính bàn tay 5 ngón bị chặt mất 1 ngón vì hoại tử, thì còn lại họ vẫn còn thấy đau, đau hoài, đau âm ỉ đó bạn.
Một người Công giáo khi đã có sự gắn kết với Thiên Chúa như là cha của họ và Đức Giê-su như là anh cả của họ thì không bao giờ có chuyện đó đâu bạn nhé.