Một số nội dung các quan điểm, tư tưởng tôn giáo thế kỉ XV?
kiến thức chung
Nguyễn Trãi: Là người anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, chính trị cứu nước cứu dân. Một nhà tư tưởng kiệt suất tư tưởng của ông được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm để lại cho hậu bối như Quân trung từ tập mệnh, Quốc âm thitaapj, Bình Ngô Đại cáo... Tư tưởng của ông phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội, từ tư tưởng về thiên mệnh, đạo trời thân dân, đạo đức, thẩm mỹ...
+, Nhân nghĩa là tư tưởng chính trị đặc sắc một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ cuộc sống của ông. Theo ông “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” nhân nhĩa là sự khoan dung độ lượng., gắn liền với dân. An dân trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yêu cầu phải chấm dứt mọi tai ương, bạo ngược. An dân đồng thời cũng chính là kế sách giữ nước, là thế nước. Với ông việc trọng và biết ơn dân là nghĩa vụ của người quân tử. Dân là một lực lượng to lớn có vai trò với sự hưng thịnh hay bại vong của chế độ “đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cùng là dân”. Đó còn là sự khoan dung với kẻ thù “nghĩ kế nước nhà trường cửu, tha cho mười vạn hùng binh”
+, Về nguồn gốc quyền lực ông cho rằng đó là mệnh trời nhưng mệnh trời là trong nho giáo. Ông cho rằng Vua cũng được trời trao cho thiên mệnh trị vì đất nước. Nhưng việc trị vì là phải tuân theo tự nhiên chứ không phải có quyền cai trị vĩnh cửu. Nếu vua làm dân oán, dân khổ thì chắc chắn sẽ dẫn đến diệt vong.. Giá trị tư tưởng của ông thể hiện ở chỗ ông khẳng định được quy luật trời đất, vũ trụ trong xu hướng phát triển của đất nước.
+, Tư tưởng cầu hiền tài: Thời trước dùng người là qua tiến cử là con cháu, nhưng đối với Nguyễn Trãi hiễn tài là ở dân “người tài trong dân không ít”, và sự thịnh trị chỉ khi mà dân đem tài ra giúp sức. Cầu hiền có nhiều cách thi cử, hoặc tiến cử.
+, Tư tưởng dân chủ: Đó là sự đề cao nguyện vọng nhân dân làm thước đo, đây là tư tưởng vượt thời đại “các đại thần trăm quan và các sỹ phu trong ngoài, ai hiểu rõ thời vụ đều bàn bạc về thể lệ dùng tiền, thế nào cho thuận lòng dân, ngõ hầu có thể không đến nỗi lấy điều muốn của một nhà mà cưỡng ép..”
+ Tư tưởng dân tộc: đó là tinh thần yêu nước độc lập, tự cường dân tộc :
Như nước đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí ,trần....
Ông khái niệm quốc gia dân tộc có nhiều yếu tố: văn hiến, lãnh thổ, phong tục,
• Lê Thánh Tông: Bên cạnh nhiều tư tưởng khác thì tư tưởng tôn giáo của Lê Thánh Tông cũng khá phong phú. Ở thời kì Lê Thánh Tông nho giáo đạt đến sự cực thịnh dù rằng ông vẫn có quan tâm đến Phật và Đạo giáo. Lê Thánh Tông đưa Nho giáo lên vị trí hàng đầu trong đời sống tinh thần văn hóa,ông đã tìm cách “làm sáng tỏ đạo thánh hiền”, chính Lê Thánh Tông cũng ban bố trong nhân dân 24 điều giáo huấn để củng cố nguyên tắc cơ bản về đạo đức và lễ nghi Nho Giáo. Chính ông nói “Tất cả đều ngả mũ cuar nhà Nho mà ra”, trong thi cử Nho giáo chủ đạo. Đời sống chính trị nho giáo ngự trị nhưng trong đời sống tâm linh dân gian người Việt Phật giáo vẫn có vai trò, do nhân dân xây cất thêm nhiều chùa nên năm 1461 Lê Thánh Tông ra lệnh các lộ,phủ không tự tiện xây cất thêm chùa một phần nhằm hạn chế phật giáo, bên cạnh đó cấm tự tiện mở các đạo quán(tiếp nối chính sách vị vua trước thời Minh dùng Phật và Đạo để mê hoặc nhân dân). Nhưng những chính sách đó của Lê Thánh tông một phần là để cải tổ lại tôn giáo dù vậy trong tư tưởng của ông là sự kết hợp Nho- Phật- Đạo.
Đánh giá: Có thể nói sợi chỉ đỏ xuyên xuyên xuất các thế kỉ vẫn tiếp tục phát huy đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa thương dân. Bên cạnh tiếp nhận những giá trị những hình thái tín ngưỡng,tôn giáo của những thế kỉ trước, thế kỉ XV tuy ngắn nhưng cũng đã tạo nên cho mình một diện mạo về đời sống tín ngưỡng,tôn giáo. Nho giáo có vai trò độc tôn trên lĩnh vực chính trị nhưng ở trong nhân dân phật giáo hay đạo giáo vẫn có sức ảnh hưởng hơn, chính quyền nhà nước có những chính sách cải tổ phật giáo và đạo giáo, đánh giá lại hệ thống thần thánh. Các tín ngưỡng thờ thần, tổ tiên trong dân gian vẫn tiếp tục phát triển. Tuy là một thời kì ngắn nhưng thế kỉ XV cũng để lại những dấu ấn to lớn và tiền đề cho các thế kỉ sau.
Thảo Dung