Một số nghi vấn về trận Bạch Đằng năm 938

  1. Lịch sử

Bắt đầu từ thời họ Khúc (Khúc Thừa Dụ) có sự hậu thuận từ họ Dương đã đuổi được Tiết Độ sứ nhà Đường, thiết lập chủ quyền riêng tại Tĩnh Hải Quân. Việc đảo chính này diễn ra khá nhanh chóng, không mất quá nhiều sức lực. Điều này chứng tỏ rằng việc đuổi quan quân nhà Đường chỉ có sự tham gia của Họ Khúc + Họ Dương, các họ khác vai trò rất ít trong vụ này. Chú ý rằng họ Dương là thế lực lớp nhất thời đó. Đến thời Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn vẫn còn vị thế dòng họ lớn (Bằng chứng là Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đều cưới Dương Vân Nga là lập Hậu để tận dụng thế lực họ Dương).

Sau những chính sách đối ngoại sai lầm của họ Khúc liền bị nhà Nam Hán trong ngũ đại thập quốc thịt. Dương Định Nghệ là bộ tướng từ thời Khúc Hạo, được sử chép là người uy danh lớn nhất bây giờ đã liên kết một vài dòng họ lớn (họ Kiều, họ Ngô) đòi lại Tĩnh Hải Quân, tự lập minh chủ.

Đến khi họ Kiều đảo chính và bị Ngô Quyền (con rể Dương Đình Nghệ) diệt trừ. Quyền lực trong tay họ Ngô + Dương. Nếu theo logic thì các dòng họ lớn khác tại Tĩnh Hải Quân đều ngồi chầu rìa xem cuộc tranh giành quyền lực. Vậy bằng cách nào đó là lịch sử lại ghi nhận quân Ngô Quyền tập hợp được 1 vạn quân. Và trong lúc căng thẳng ở đại lục như thế mà Nam Hán vẫn cử đội thuyền hùng mạnh quân lên đến 2 vạn.

Giả thuyết có thể là quân số đã bị nâng khống. Trận Bạch Đằng thực tế chỉ có sự tham gia của họ Dương + họ Ngô và một số bộ tướng cũ của Dương Đình Nghệ. Vai trò của các dòng họ khác không hề được nhắc tới.

Bằng chứng cho việc chầu rìa của các dòng họ nằm ở thời kỳ chiến loạn 12 sứ quân sau khi nhà Ngô suy yếu. Các dòng họ sẵn sàng làm phản chiếm đóng các vùng.

https://cdn.noron.vn/2023/11/27/40148626673689357831192181917856671980873810n-1701081060.jpg

Từ khóa: 

lịch sử