Một số nét văn hóa truyền thống của Trung Quốc
kiến thức chung
Văn hóa Trung Quốc truyền thống được xưng là văn hóa Thần truyền, trải qua hàng ngàn năm lịch sử vẫn lưu giữ đến tận ngày nay.
KINH DỊCH : Kinh Dịch là bộ sách kinh điển của Trung Hoa. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh…
TƠ LỤA : Nghề dệt lụa xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, có thể từ rất sớm khoảng năm 6000 TCN nhưng chắc chắn là khoảng năm 3000 TCN là đã có. Ban đầu, chỉ có vua mới được dùng hoặc ban tặng cho người khác; tuy nhiên sau đó thì lụa dần dần được các tầng lớp xã hội ở Trung Quốc dùng, ở nhiều nơi rồi lan ra đến các vùng khác của châu Á. Lụa nhanh chóng trở thành một thứ hàng cao cấp ở những nơi mà thương nhân người Hoa đặt chân tới, bởi nó bền và có vẻ đẹp óng ánh. Nhu cầu về lụa thì nhiều và nó trở thành một ngành thương nghiệp xuyên quốc gia. Tháng 7 năm 2007, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những mẫu vải lụa được dệt và nhuộm một cách tinh xảo trong một ngôi mộ ở tỉnh Giang Tây có từ đời nhà Đông Chu, cách đây khoảng 2500 năm.
Bằng chứng đầu tiên về việc mua bán tơ lụa là việc phát hiện sợi tơ trong tóc của một xác ướp Ai Cập. Lụa đã được đưa tới tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Đông, châu Âu và Bắc Phi thông qua con đường tơ lụa nổi tiếng. Các vị vua Trung Hoa đã cố gắng giữ bí mật nghề nuôi tằm nhằm giữ thế độc quyền của người Trung Hoa. Tuy nhiên người Triều Tiên đã học được nghề này vào khoảng năm 200 T.C.N, sau đó là người Khotan cổ vào khoảng nửa đầu thế kỷ 1 C.N. và người Ấn Độ khoảng năm 300 C.N.
GỐM SỨ : Gốm sứ Trung Hoa được lưu truyền ngàn đời. Gốm sứ Trung Hoa có bề dày lịch sử đáng ngưỡng mộ hơn 10.000 năm. Trải qua nhiều thời đại, cùng với những thăng trầm của lịch sử, gốm sứ Trung Hoa không ngừng chuyển mình, thay đổi và phát triển vươn lên đỉnh cao, để từ đó cho ra những dòng gốm và sản phẩm gốm sứ ấn tượng, đặc sắc.
Trong suốt nền văn minh Yangshao của thời đồ đá, đồ đất nung trang trí màu và những đồ gốm xương sứ trắng hoặc đỏ đã ra đời và mãi cho đến thời Longshan thì đồ gốm sứ đen mới phát triển. Vào thời nhà Thương, gốm men tro hay còn được biết đến như gốm men ngọc bắt đầu xuất hiện và từ cuối thời Xuân-Thu tới thời Chiến quốc, những đồ gốm sứ Trung Quốc có xương gốm cứng cáp, nung ở nhiệt độ cao với lớp họa tiết ấn tượng được hình thành và phát triển. Trước thời Chiến quốc, đồ gốm xám trơn hoặc trang trí họa tiết được sản xuất với số lượng lớn, một trong những ví dụ đó là những chiến binh gốm terracotta được khai quật từ lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
THƯ PHÁP TRUNG HOA : Thư pháp Trung Hoa là phép viết chữ của người Trung Hoa được nâng lên thành một nghệ thuật và có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam (xem bài Thư pháp Á Đông).
Theo truyền thuyết, vua Phục Hi nhân việc nghĩ ra bát quái mà sáng tạo “long thư”, vua Thần Nông xem lúa mà chế ra “tuệ thư”, Hoàng Đế nhìn mây mà đặt ra “vân thư”, vua Nghiêu được rùa thần mà làm ra “qui thư”, Đại Vũ đúc chín đỉnh mà tạo ra “chung đỉnh văn”. Thế nhưng đó chỉ là huyền thoại và không còn dấu tích gì để lại
Hệ văn tự sớm nhất được phát hiện cho đến nay là chữ giáp cốt (giáp cốt văn 甲骨文)[1] mà niên đại được xác định khoảng 1200 tcn. Giáp cốt 甲骨 là nói gọn của quy giáp 龜甲 (mai rùa và yếm rùa) và thú cốt 獸骨 (xương thú). Chữ này do người đời nhà Ân (1766 – 1123 TCN) khắc để dùng vào việc bói toán.
Kim văn 金文, tức là kiểu chữ được khắc trên đỉnh vạc và các tế khí 祭器 (dụng cụ cúng tế) bằng đồng, là hệ văn tự được tìm thấy với niên đại trước đời Tần. Sau đời Tần, chữ viết được tìm thấy là chữ khắc trên bia đá, nên gọi là “bi văn”.Khi đã chế ra bút lông, giấy và mực, chữ Hán bắt đầu được viết thành nét to nét nhỏ. Từ đời Hán, chữ Hán đã ổn định về kiểu chữ và loại nét. Cùng một chữ nhưng chữ Hán có 5 kiểu viết (gọi là thư thể 書体) chính: Triện thư 篆書 (gồm đại triện 大篆 và tiểu triện 小篆), lệ thư 隸書, khải thư 楷書, hành thư 行書, và thảo thư 草書.
TRANH CỔ TRUNG QUỐC : Tranh cổ Trung Hoa ngoài những tranh sơn thủy, còn có là những bức tranh chân thực về con người. Đặc trưng của nghệ thuật Trung Hoa thường là hướng đến với cảnh vật và cuộc sống của người dân nơi đây. Miêu tả về cuộc sống ấm no hạnh phúc nhưng cũng không thiếu những bức tranh miêu tả sóng gió, cơ cực của thời buổi loạn lạc nơi đây. Các danh họa cổ Trung Hoa đa phần là những bậc trí giả như Tô Thức, Vương Duy… các họa sỹ như Ngô Đạo Tử, Nhan Chi Suy, Trần Đan Thành. Cá biệt có cả những nhà vua yêu nghệ thuật như vua Minh Tuyên Tông. Có thể nói rằng tranh thủy mặc nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc trí giả và cả tầng lớp dân chúng ngày xưa. Tạo điều kiện cho nền nghệ thuật này có cơ hội để phát triển mạnh mẽ và duy trì cho đến tận ngày nay.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Chi Tài