Một số loại hình thường được dùng nhiều của ấn chương trong các thư tịch Hán - Nôm?
kiến thức chung
Xét theo mục đích và vai trò của con ấn, ta có thể chia theo 3 loại cơ bản sau :
1. Tính danh chương
- Tính danh chương (dấu khắc họ tên) được dùng để ký tên đề khoản, trong đó họ tên có thể viết liền hoặc chia ra. Khi đề khoản và đóng dấu thì có thể kết hợp một tên một tự, hoặc một tên một họ. Ví dụ đề tên thì đóng dấu tự hiệu, khi đề tự thì đóng dấu họ tên. Nếu đề khoản có họ thì đóng dấu tên, nếu đề khoản không có họ hoặc không lạc khoản thì nên dùng danh tính chương để tiện cho việc phân biệt tác giả. Cổ nhân dùng dấu rất chú ý đến lễ nghi, nếu viết cho trưởng bối thì dùng danh chương, bằng vai thì dùng tự chương, viết cho hậu bối thì đóng biệt hiệu chương.
- Hình dạng con dấu nên chọn hình vuông là tốt nhất hoặc tròn chứ không nên dùng các loại có hình thù kỳ lạ. Tính danh chương thông thường được chia làm hai loại là Chu văn (dương văn, chữ nổi) và Bạch văn (âm văn, chữ chìm), trong một tác phẩm nếu đóng hai dấu tính danh chương thì nên chọn một chu một bạch, hai dấu kích cỡ ngang nhau.
2. Dẫn thủ chương (tùy hình chương, nhàn chương)
- Đây là con dấu đóng tại vị trí phía trên bên phải tác phẩm, nó còn được gọi là tùy hình chương vì được khắc thuận theo hình thù cục đá, cho nên dẫn thủ chương không nên chọn loại dấu vuông to. Nói nó là nhàn chương, nhưng thật là nhàn mà không nhàn, nội dung của con dấu nhỏ này kết hợp với chính văn thành một thể thống nhất, ví dụ khi người ta kết hôn bạn tặng một bức thư pháp có nội dung “Mỹ ý diên niên”, nếu đóng con dấu “khổ trung lạc” thì thật là không thích hợp.
- Dẫn thủ chương có thể có các nội dung sau: Niên hiệu chương; Nguyệt hiệu chương; Trai hiệu chương; Nhã thú chương
3. Yêu chương
- Đối với những tác phẩm dài dọc xuống, nếu chỉ đóng một dấu dẫn thủ chương ở phía trên bên phải thì đoạn giữa bức thư pháp trở nên trống trải, cho nên tại ví trí đó có thể đóng một con dấu yêu chương. Nội dung thông thường là quê quán hoặc hình con giáp tuổi người viết. Yêu chương có kích cỡ nhỏ hơn dẫn thủ chương và danh chương, thông thường là dấu tròn, chữ nhật hay vuông nhỏ.
- Với một số những kiến thức cơ bản, khái quát như trên, có thể nói chưa lột tả được hết về Ấn chương trong các thư tịch Hán Nôm mà ta vẫn thường thấy, song đã góp phần nào mang lại nhận thức cần thiết nhất cho đại đa số độc giả , góp phần bổ sung kiến thức về một vấn đề khá phức tạp và có vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử cũng như sự phát triển của nước nhà hiện nay.
Nội dung liên quan
Trường Xuân Liêm