Một số lễ hội truyền thống của Thái Lan
kiến thức chung
I. MỘT SỐ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA THÁI LAN
1. Ngày tết Songkran
- Việc quan trọng nhất là chuẩn bị trang hoàng dọn dẹp nhà cửa rồi chuẩn bị các món ăn truyền thống để lên chùa dâng cúng Phật và các vị sư cũng như để cả gia đình sử dụng trong các ngày tết.
- Ngày đầu tiên của tết Songkran, người Thái đã dậy từ rất sớm để chuẩn bị các món ăn để dâng lên các nhà sư trong chùa.
- Sau đó mọi người sẽ ra sông để đắp các tháp cát.
- Tiếp theo, mọi người sẽ trở về nhà để đón tết. Các thành viên trong gia đình đã chuẩn bị một âu nước thiêng để làm nghi lễ tưới nước thiêng cho các bậc cao niên trong nhà ( là ông bà cha mẹ). Sau khi thực hiện phần lễ thì mọi người đổ ra đường cùng nhau đón mừng năm mới. Đồng thời mọi người còn gặp nhau, trao nhau những dòng nước thiêng từ đầu đến chân, dội cho nhau những dòng nước thân tình và chúc mừng năm mới.
- Ngày Tết người Thái cũng không bao giờ quên thực hiện việc phóng sinh, trong đó chủ yếu là phóng sinh chim và cá.
2. Lễ hội Loi Krathong
- Đây là một lễ hội dân gian được tổ chức : vào khoảng tháng 12 âm lịch của Thái Lan, khi mà các con sông , con suối, kênh, rạch đã tràn đầy nước mưa
- Krathong được thả xuống các dòng sông, dòng suối hay hồ ao, kêm rạch vào lúc ban đêm. Khi nén được thắp sáng và hương được đốt lên thì người ta bưng Krathong ra bờ nước nâng lên ngang đầu, miệng khấn những lời cầu xin Mẹ Nước, thần Phật phù hộ cho họ được hạnh phúc và may mắn sau đó nhẹ nhàng đặt Krathong xuống nước rồi kẽ đẩy cho nó trông đi.
- Người Thái Lan thả Kra-thông là thể hiệm tấm lòng thành kính của mình gửi tới Đức Phật và các vị thần linh mà cụ thể là “Mẹ Nước”.
- Ngoài lễ hội Loi Krathong có tính quần chúng như vừa kể trên thì còn có lễ hội
- “Loi Krathong hoàng gia” dành riêng cho vua và hoàng tộc
- Ngày nay lễ hội Loi Krathong được tổ chức rất linh đình trên toàn đất nước Thái, đặc biệt là thành phố Sukhothay, nơi bắt nguồn của lễ hội này với nhiều ý nghĩa mà đặc biệt là ý nghĩa nhắc nhở nhau hãy bảo vệ môi trường nước, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
3. Lễ hội Bun Bang Fai
- Thời gian tổ chức: trải dài trong tháng 5 theo dương lịch, tổ chức chủ yếu ở cùng Đông Bắc Thái Lan. Đây là lễ hội làm pháo thăng thiên, rước pháo và đốt pháo để dâng cúng cho vua Trời.
- Nguồn gốc từ câu chuyện dân gian vùng Isan ( Đông Bắc) là cụ Cóc đã chiến thắng ông trời trong một cuộc chiến với vua Trời và đã lệnh cho vua Trời phải cho mưa xuống hạ giới.
- Các làng ở các vùng đua nhau làm Bang Fai mà người tổ chức cho dân làng làm thường là những vị sư, nơi làm Bang Fai chính là sân chùa. Bang Fai không chỉ cần làm đẹp mà quan trọng hơn cả là khi đốt phải bay được thật cao
- Hiện nay lễ hội Bun Bang Fai ở Thái Lan vẫn được tổ chức rộng khắp ở vùng Đông Bắc Thái Lan. Trong ngày hội người ta tổ chức các đám rước Bang Fai đủ các loại của 9 huyện trong tỉnh và còn có cả những cô gái xinh đẹp xuống đường múa điệu Ramsong. Đây là một lễ hội rất đặc sắc được người Thái lưu giữ và phát triển qua các thế hệ.
4. Lễ hội Khao Phansa
- Lễ hội này được bắt đầu vào tháng 7 hằng năm, xem như là lễ mở đầu cho mùa An cư của Phật tử. Vào ngày lễ này, những tăng nhân sẽ không rời khỏi chùa, còn những người dân sẽ cúng dường, bái lễ, cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình
- Vào sáng ngày đầu tiên của Tết, người Thái ăn mặc thật đẹp, dùng bữa cơm gia đình ấm cúng và sau đó lên chùa .Sau nghi lễ ở chùa, họ mang nước thơm lên chùa xịt lau chùi tượng Phật để tỏ lòng thành kính và cầu những may mắn.
- Ngày thứ hai được xem như đêm giao thừa trong Tết cổ truyền của người Thái. Theo truyền thống, vào ngày này, người ta không nói những điều không tốt đẹp hay làm bất kỳ hành động nào không đúng hoặc có ác tâm, nhà cửa luôn được cọ rửa sạch sẽ và vứt bỏ đi những thứ không còn sử dụng nữa.
- Đến Lễ Khao Phansa vào tháng 7 để tuyên bố bắt đầu mùa An cư của Phật tử, cũng là ngày chấm dứt gió mùa hàng năm. Tết truyền thống của người Thái nhằm ngày 13 tháng 4 theo lịch của người Khmer xưa, trong dịp này nhiều thanh thiếu niên Thái cũng xuống tóc tu hành để báo hiếu và tích phước cho bố mẹ, đây là truyền thống khá phổ biến với dân Thái.
Ngoài bốn lễ hội tôi đã giới thiệu trên đây, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về đất nước Thái Lan xinh đẹp thông qua một số lễ hội như : Lễ hội Rekna, lễ hội ăn chay, lễ Phrawet,…
II.ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CON NGƯỜI THÁI TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC THÁI LAN
1. Sự nhạy bén, linh hoạt trước mọi tình thế
- Bắt nguồn : Người Thái là một dân tộc lớn và tổ tiên của người Thái đã có nhiều cuộc di cư đi tìm miền đất mới trong lịch sử.
- Nói vậy để thấy rằng người Thái vốn là cư dân nơi khác đến, trải qua những chặng đường di cư khác nhau để cuối cùng định cư và lập ra nhà nước riêng trên đất nước Thái Lan hiện nay.. Khi người Thái ở nhà nước Nan Chao di cư xuống đất nước Thái Lan hiện nay vốn là đất đã có chủ bởi nơi đây có những tiểu vương quốc của người Môn và người Khơ me.
- Khi biết rằng vùng đất mà họ mới đến, tuy nằm trong vùng kiểm soát của đế quốc Angco nhưng lại là vùng xa trung ương và họ chờ khi đế quốc Angco suy yếu là nổi dậy tự mình lập một vương quốc riêng – vương quốc Sukhothay.
2. Tính cố kết cộng đồng cao dựa trên một hệ thống tôn ti trật tự xã hội
- Bắt nguồn : Vốn là cư dân của nền nông nghiệp lúa nước, người Thái hiểu rất rõ vai trò của kinh nghiệm canh tác cũng như sức mạnh dẻo dai để chế ngự thiên nhiên, tránh thiên tai, bảo vệ cây trồng. Ý thức liên kết chặt chẽ thành một cộng đồng tập thể mạnh mẽ đã trở thành nhu cầu không thể thiếu, thành nếp sống của người Thái Lan.
- Xây dựng trên một hệ thống tôn ti xã hội
+ Người lãnh đạo :có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống lao động cũng như sản xuất, là một người gương mẫu trong lối sống, cách đối nhân xử thế.
+ Mỗi cá nhân ý thức rõ vai trò của mình trong xã hội với nhiệm vụ cụ thể nên trong xã hội hầu như mọi người thường an phận mình và ra sức làm tròn mọi trách nhiệm mà mình được giao
+ Người Thái có thói quen tôn trọng cách giải quyết được cộng đồng nhất trí và cho đó là tập tục cần thiết để bảo vệ sự hòa thuận trong gia đình, làng bản.
- Ngoài ra, người Thái Lan cũng vốn ít phan nàn về cuộc sống của họ mà có tâm lý chung là KHÔNG THÍCH THAY ĐỐI lối sống.
- Sự tôn kính đối với nhà vua được đặt lên hàng đầu.
- *So sánh với Việt Nam
- Có điểm tương đồng trong tính cách của con người Việt : đó chính là tính cố kết cộng đồng cao.
- Tôn sư trọng đạo, kính trọng bề trên đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt nhưng bắt nguồn từ Nho giáo với sự răn dạy về phép tắc lễ nghi, khác với Thái Lan là ảnh hưởng từ Phật giáo.
3. Quan niệm tôn giáo của người Thái
- Phật giáo trở thành cơ sở triết lí quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến tính cách đặc trưng dân tộc của người Thái lan.
- Thuyết luân hồi và luật nhân quả khiến người Thái ra sức làm điều thiện, cố gắng từ bỏ mọi điều ác, đồng thời thấy rõ được phần thưởng của mình là cuộc sống tốt đẹp hơn trong kiếp sống tương lai. Xuất hiện hai yếu tố là “Bun” và “Bạp”
tạo ra cho Thái Lan một dân tộc có phong cách hiền hòa, độ lượng, ưa chuộng điều thiện và sợ hãi điều ác.
- Bản chất đó ở mỗi người mỗi hoàn cảnh và địa vị khác nhau được thể hiện khác nhau
*So sánh với Việt Nam
- Còn với Việt Nam thì Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng có tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của đất nước, định hình tích các của con người Việt Nam cũng như cách ứng xử, lối sống người Việt.
4. Tác động của những đặc điểm tích cách của người Thái đến sự phát triển đất nước Thái Lan.
4.1. Tác động của tính nhạy bén va cách ứng xử mềm dẻo
- Đất nước Thái Lan sớm có ý thức canh tân đất nước, thực hiện chính sách mở cửa trong quan hệ ngoại giao và kinh tế
- Vua Mongkut và vua Chulalongkorn tìm mọi cách học tập kinh nghiệm của các nước phương Tây để hiện đại hóa đất nước.
- Vào những năm đầu thế kỉ XXI, Thái Lan đã thực hiện những chính sách đối nội đối ngoại khôn khéo nhằm biến đất nước Thái trở thành một thị trường đầy sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài để thu hút nguồn vốn và sau đó sử dụng một cách khéo léo tạo động lực phát triển đất nước. Đồng thời thực hiện một loạt các chính sách để ổn định tình hình chính trị trong nước và với quốc tế.
Với những cách xử lý phù hợp đó cùng tính cần mẫn học hỏi và sự phục tùng cao vốn sẵn có mà người Thái Lan nhanh chóng làm quen với cách thức làm ăn mới, tạo nên một đội ngũ những nhà kinh doanh giàu kinh nghiệm cho đất nước.
4.2. Tính cách hiền hòa trên cơ sở tư tưởng của Phật giáo.
- Với tính cách hiền hòa cùng sự lịch thiệp thân thiện từ xưa vốn có cùng tệ nạn trộm cắp giết người ít xảy ra khiến Thái lan trở thành một nước có nhiều tiềm năng trong ngành dịch vụ du lịch
- Người Thái rất mến khách thể hiện ở cách chào đón nói năng. สวัสดีครับ hay สวัสดีค่ะ là những câu chào quen thuộc mà ta dễ bắt gặp khi du lịch Thái. ครับ hay ค่ะ đều không còn xa lạ khi tiếp xúc với người Thái, thể hiện sự lịch thiệp.
- Trong quan hệ xã hội hay quan hệ ngoại giao, người Thái biết cách lam vừa lòng người khác như ít khi nói to hay nói nhanh, đặc biệt là rất hay cười. Nụ cười là phong cách ứng xử của người Thái, là ấn tượng khó phai khi tiếp xúc với dân tộc này.
Nội dung liên quan
Nguyễn Hà My