Một số kỹ năng trong giải quyết vấn đề Hiểu rõ nguồn gốc vấn đề
kiến thức chung
Để tìm được phương pháp giải quyết vấn đề khoa học thì việc trước tin bạn phải hiểu rõ được nguồn gốc của vấn đề đó. Ví dụ khi bạn giải quyết một bài toán, giải đến nửa bài thì rơi vào bế tắc không như ra như ý tưởng ban đầu. Lúc này thay vì cố tìm cách để tiếp tục giải, bạn hãy bình tĩnh nhìn lại toàn bộ quá trình xem mình đã mắc lỗi ở đâu, nguyên nhân nào khiến cho bài toán như vậy, khi đã tìm ra được nguồn gốc nguyên nhân vấn đề bạn sẽ có giải pháp tốt để xử lý vấn đề.
Phân tích vấn đề
Sau khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân vấn đề, việc tiếp theo bạn hãy bắt tay vào phân tích vấn đề đó. Phân tích vấn đề giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề, biết được vấn đề đó sai ở đâu, sai như thế nào, có nghiêm trọng hay không và đưa ra các lựa chọn hợp lý nhất để xử lý vấn đề một cách tốt nhất.
Đơn giản hoá mọi việc
Bạn đã phân tích xong, biết được sự việc đó mắc lỗi ở đâu, cần giải quyết vấn đề như thế nào, tiếp theo bạn hãy đơn giản hóa vấn đề đó. Hãy giả sử rằng đó là vấn đề không hề phức tạp và mình sẽ tìm ra được giải pháp khoa học nhất để xử lý nó. Không nên làm quan trọng hóa vấn đề, bởi như vậy vô tình bạn đẩy mình vào tình huống khó, luôn căng thẳng vì cho rằng vấn đề của mình quá lớn, không dễ dàng tìm được cách giải quyết.
Lật ngược vấn đề
Có thể trước đó bạn đã gặp nhiều vấn đề khác nhau và đều được xử lý nhanh gọn bằng một giải pháp chung, nhưng đến vấn đề này bạn đã áp dụng giải pháp cũ nhưng không hiệu quả. Đừng lo lắng, bạn hãy tìm ra giải pháp mới, bỏ qua lối mòn mà trước đây bạn thường đi, bởi mỗi vấn đề sẽ có đặc điểm khác nhau, không phải vấn đề nào cũng có thể áp dụng một giải pháp giải quyết được, hãy mạnh dạn thay đổi, bạn sẽ có kết quả bất ngờ.
Nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau
Đừng gò bó mình trong khuôn khổ, hãy nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau sẽ giúp cho bạn thấy được điểm mấu chốt của vấn đề là gì. Đó là cách nhìn bao quát nhất, bạn sẽ biết mình đã làm được những gì, chưa làm được gì, cái gì làm chưa tốt khi đó bạn sẽ biết được vấn đề đó phát sinh từ đâu, tại sao lại mắc phải nó, làm thế nào để thoát khỏi khúc mắc đó để tiếp tục đi tiếp.
Chọn giải pháp
Sau khi nhìn nhận, đánh giá và đưa ra các giải pháp, bước tiếp theo vô cùng quan trọng sẽ quyết định đến kết quả của vấn đề là chọn giải pháp. Nếu bạn chọn giải pháp sai đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề của bạn sẽ rơi vào bế tắc. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ giải pháp. Hãy nhìn lại nguồn gốc phát sinh, đánh giá vấn đề thật cẩn thận để chắc chắn rằng giải pháp bạn lựa chọn là hợp lý nhất.
Đề ra mục tiêu
Bạn đã chọn được giải pháp giải quyết vấn đề, việc tiếp bạn cần làm là đề ra mục tiêu. Khi làm bất kỳ việc gì bạn đều cần phải có mục tiêu. Mục tiêu sẽ giúp bạn định hình được đích đến của mình và làm thế nào để đi được đến cái đích cuối cùng đó.
Thực hiện
Mọi thứ đã được chuẩn bị hoàn tất, bây giờ nhiệm vụ của bạn là bắt tay vào thực hiện hay đúng hơn là bắt đầu tiến hành giải quyết vấn đề. Đây là khâu vô cùng quan trọng, những vấn đề có thể phát sinh thêm sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. Vì vậy, thay vì bị động thực hiện theo những kế hoạch đã vạch sẵn, bạn hãy luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh, để chắc chắn rằng vấn đề của bạn sẽ được giải quyết tốt nhất và mang lại kết quả như mong muốn.
Đánh giá lại kết quả vấn đề
Đánh lại lại kết quả vấn đề là việc bạn tổng kết lại toàn bộ quá trình giải quyết của bạn từ khâu xác định nguồn gốc cho đến khi vấn đề được giải quyết xong. Việc làm này giúp bạn có cái nhìn tổng quát về toàn bộ vấn đề, những giải pháp, cách lựa chọn giải pháp, quá trình thực hiện từ đó bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và cho những lần giải quyết vấn đề sau này.
Để có được những kỹ năng trên bạn hãy thường xuyên rèn luyện cho mình bằng những tình huống thực tế. Đừng chủ quan nghĩ rằng bạn sẽ không bao giờ phải giải quyết vấn đề gì bởi mọi việc bạn làm đều đã được tính toán kỹ lưỡng, như vậy sẽ khiến bạn dễ rơi vào thế bị động khi gặp phải vấn đề khó
Nội dung liên quan
Khoa Thanh Thanh