Một số dạng bất bình đẳng xã hội?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

* Bất bình đẳng về giới Bất bình đẳng giới là sự khác nhau về những lợi ích, cơ hội về mặt vật chất hay tinh thần giữa hai giới trong xã hội. Nó dựa trên sự đánh giá của xã hội về vai trò của giới, trong đó, nam giới thường được đề cao và có quyền uy hơn nữ giới. Đây là dạng bất bình đẳng phổ biến nhất. Điều này thể hiện rõ ràng nhất từ sự phân công lao động diễn ra trong gia đình hàng ngày. Nhiều người quan niệm việc nội trợ là trách nhiệm mà người phụ nữ phải làm để phục vụ gia đình. Người chồng nếu có thì chỉ trợ giúp, tạm thay hoặc động viên chứ không thực sự chủ động tham gia. Một người phụ nữ không biết nấu ăn sẽ bị nhiều người chê trách, ngược lại đàn ông không biết nấu nướng thì lại được chấp nhận. Ngoài ra, người vợ còn có thể là đối tượng của nạn bạo hành, đàn ông được cho là có quyền chi phối vợ mình trong khi phụ nữ ít có quyền trong gia đình và do đó cũng hạn chế cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình. Thực ra, khi có sự khác biệt trong phân công lao động gia đình, nếu sự chênh lệch ấy được thực hiện một cách tự nguyện thì không phải là bất bình đẳng nhưng nếu công việc được làm trong trạng thái mệt mỏi, ép buộc thì đấy chính là sự bất bình đẳng giới. Không chỉ ở gia đình, bất bình đẳng giới còn xảy ra trong nhiều lĩnh vực như việc làm, giáo dục, chính trị, … Bất bình đẳng giới xảy ra ngày càng nhiều với quy mô rộng. Để khắc phục tình trạng trên, cần có sự công bằng trong việc tiếp cận nguồn lực giáo dục giữa nam và nữ, từ đó tạo đột phá về cách tiếp cận nghề nghiệp, công việc cũng như lợi ích xã hội. Đặc biệt hơn cả là phải thay đổi nhận thức. Bất bình đẳng về giới có gốc rễ từ sự trì trệ trong nhận thức của con người. Do đó, cần có giải pháp thúc đẩy nhận thức bắt kịp trình độ phát triển của xã hội, tránh tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, cực đoan. Năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Bình đẳng giới nhằm quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.[8]Nhờ những nỗ lực của mình, Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là điểm sáng trong việc thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ. Đây là thành quả đáng khích lệ và đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng để hoàn thành những mục tiêu thiên niên kỷ mà chúng ta đã đề ra.[9] * Bất bình đẳng về thu nhập Một trong những vấn đề xã hội quan trọng nhất liên quan đến phát triển nhanh là bất bình đẳng về thu nhập. Cần nhấn mạnh rằng không phải tất cả hiện tượng bất bình đẳng đều không tốt, vì luôn có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và bình đẳng. Trong một xã hội hoàn toàn bình đẳng hay một xã hội bất bình đẳng cao độ đều có rất ít động lực để các cá nhân vươn lên tầng lớp trên. Ngoài ra, do có sự khác biệt giữa bất bình đẳng dựa trên nỗ lực và bất bình đẳng dựa vào hoàn cảnh, trong khi hoạch định chính sách, những đánh giá là rất quan trọng để quyết định xem bình đẳng nào là cần thiết, bình đẳng nào cần loại bỏ vì ranh giới giữa chúng đôi khi rất mong manh. Trên thế giới, trong những thập kỷ gần đây, tốc độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của các nước phát triển, tuy nhiên sự khác biệt tỏ ra rõ nét nhất kể từ những năm 1980. Mặc dù phép so sánh giữa nhóm 20% người nghèo nhất và 20% người giàu nhất hành tinh cho thấy tình trạng bất bình đẳng về thu nhập đang giảm đi, khó có thể kết luận tình trạng bất bình đẳng được đẩy lùi do khoảng cách giữa các nước nghèo nhất ngày một tăng.[ Việt Nam, với tốc độ phát triển nhanh chóng, vừa được xếp vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình. Tăng trưởng nhanh và bền vững luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Theo kết quả khảo sát mức sống hộ dân cư năm 2010 của Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân một người một tháng của nhóm hộ giàu nhất gấp 9,2 lần thu nhập nhóm hộ nghèo nhất, tăng so với các năm trước. Ngoài ra, hệ số Gini của Việt Nam cũng có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể, theo Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam từ năm 1993 – 2006 của Tiến sỹ Lê Quốc Hội, hệ số Ghini theo chi tiêu tăng từ 0,34 (năm 1993) lên 0,36 (năm 2006), còn hệ số Ghini theo thu nhập tăng từ 0,34 (năm 1993) lên 0,43 (năm 2006).Mặc dù tình trạng bất bình đẳng của Việt Nam ít trầm trọng hơn của Trung Quốc và phân bố thu nhập được cho là còn tương đối bình đẳng, mức bất bình đẳng đang dần tăng lên và do đó, cần có những giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội.
Trả lời
* Bất bình đẳng về giới Bất bình đẳng giới là sự khác nhau về những lợi ích, cơ hội về mặt vật chất hay tinh thần giữa hai giới trong xã hội. Nó dựa trên sự đánh giá của xã hội về vai trò của giới, trong đó, nam giới thường được đề cao và có quyền uy hơn nữ giới. Đây là dạng bất bình đẳng phổ biến nhất. Điều này thể hiện rõ ràng nhất từ sự phân công lao động diễn ra trong gia đình hàng ngày. Nhiều người quan niệm việc nội trợ là trách nhiệm mà người phụ nữ phải làm để phục vụ gia đình. Người chồng nếu có thì chỉ trợ giúp, tạm thay hoặc động viên chứ không thực sự chủ động tham gia. Một người phụ nữ không biết nấu ăn sẽ bị nhiều người chê trách, ngược lại đàn ông không biết nấu nướng thì lại được chấp nhận. Ngoài ra, người vợ còn có thể là đối tượng của nạn bạo hành, đàn ông được cho là có quyền chi phối vợ mình trong khi phụ nữ ít có quyền trong gia đình và do đó cũng hạn chế cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình. Thực ra, khi có sự khác biệt trong phân công lao động gia đình, nếu sự chênh lệch ấy được thực hiện một cách tự nguyện thì không phải là bất bình đẳng nhưng nếu công việc được làm trong trạng thái mệt mỏi, ép buộc thì đấy chính là sự bất bình đẳng giới. Không chỉ ở gia đình, bất bình đẳng giới còn xảy ra trong nhiều lĩnh vực như việc làm, giáo dục, chính trị, … Bất bình đẳng giới xảy ra ngày càng nhiều với quy mô rộng. Để khắc phục tình trạng trên, cần có sự công bằng trong việc tiếp cận nguồn lực giáo dục giữa nam và nữ, từ đó tạo đột phá về cách tiếp cận nghề nghiệp, công việc cũng như lợi ích xã hội. Đặc biệt hơn cả là phải thay đổi nhận thức. Bất bình đẳng về giới có gốc rễ từ sự trì trệ trong nhận thức của con người. Do đó, cần có giải pháp thúc đẩy nhận thức bắt kịp trình độ phát triển của xã hội, tránh tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, cực đoan. Năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Bình đẳng giới nhằm quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.[8]Nhờ những nỗ lực của mình, Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là điểm sáng trong việc thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ. Đây là thành quả đáng khích lệ và đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng để hoàn thành những mục tiêu thiên niên kỷ mà chúng ta đã đề ra.[9] * Bất bình đẳng về thu nhập Một trong những vấn đề xã hội quan trọng nhất liên quan đến phát triển nhanh là bất bình đẳng về thu nhập. Cần nhấn mạnh rằng không phải tất cả hiện tượng bất bình đẳng đều không tốt, vì luôn có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và bình đẳng. Trong một xã hội hoàn toàn bình đẳng hay một xã hội bất bình đẳng cao độ đều có rất ít động lực để các cá nhân vươn lên tầng lớp trên. Ngoài ra, do có sự khác biệt giữa bất bình đẳng dựa trên nỗ lực và bất bình đẳng dựa vào hoàn cảnh, trong khi hoạch định chính sách, những đánh giá là rất quan trọng để quyết định xem bình đẳng nào là cần thiết, bình đẳng nào cần loại bỏ vì ranh giới giữa chúng đôi khi rất mong manh. Trên thế giới, trong những thập kỷ gần đây, tốc độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của các nước phát triển, tuy nhiên sự khác biệt tỏ ra rõ nét nhất kể từ những năm 1980. Mặc dù phép so sánh giữa nhóm 20% người nghèo nhất và 20% người giàu nhất hành tinh cho thấy tình trạng bất bình đẳng về thu nhập đang giảm đi, khó có thể kết luận tình trạng bất bình đẳng được đẩy lùi do khoảng cách giữa các nước nghèo nhất ngày một tăng.[ Việt Nam, với tốc độ phát triển nhanh chóng, vừa được xếp vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình. Tăng trưởng nhanh và bền vững luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Theo kết quả khảo sát mức sống hộ dân cư năm 2010 của Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân một người một tháng của nhóm hộ giàu nhất gấp 9,2 lần thu nhập nhóm hộ nghèo nhất, tăng so với các năm trước. Ngoài ra, hệ số Gini của Việt Nam cũng có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể, theo Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam từ năm 1993 – 2006 của Tiến sỹ Lê Quốc Hội, hệ số Ghini theo chi tiêu tăng từ 0,34 (năm 1993) lên 0,36 (năm 2006), còn hệ số Ghini theo thu nhập tăng từ 0,34 (năm 1993) lên 0,43 (năm 2006).Mặc dù tình trạng bất bình đẳng của Việt Nam ít trầm trọng hơn của Trung Quốc và phân bố thu nhập được cho là còn tương đối bình đẳng, mức bất bình đẳng đang dần tăng lên và do đó, cần có những giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội.