Một nửa sự thật không phải là sự thật?

  1. Tâm lý học

Ai có ví dụ nào để giải thích cho câu nói này dễ hiểu hơn một chút không ạ? Đã là sự thật rồi thì tại sao còn không phải nữa nhỉ?

Từ khóa: 

tâm lý học

Về câu này bạn đọc câu chuyện Nồi cơm của Khổng Tử nhé.

Một ngày kia Khổng Tử đang đi trên đường cùng với các môn sinh đi du thuyết từ nước Lỗ sang nước Tề. Gặp lúc nước Tề đang mất mùa vì hạn hán và dân chúng bị đói khổ cùng cực khắp nơi. Về phần thầy trò Khổng Tử cũng phải ăn trừ cơm bằng những củ khoai mì, măng tre hay bất cứ thứ đồ ăn gì kiếm được. Một hôm thầy trò Khổng Tử được một người đem đến biếu một ít gạo, đủ để nấu một nồi cơm, Thầy trò Khổng Tử đều tỏ ra phấn khởi vì đã nhịn đói lâu ngày. Bấy giờ Tử Lộ có nhiệm vụ dẫn anh em vào rừng hái rau, còn Nhan Hồi thì được phân công ở nhà nấu cơm. Khổng Tử lúc đó đang nằm đọc sách ở nhà trên, bỗng nghe thấy có tiếng “cộp” từ bếp vọng lên. Khổng Tử tò mò nhìn xuống dưới bếp thì nhìn thấy Nhan Hồi đang dùng đũa lấy cơm trong nồi ra, để lên tay và nắm lại từng nắm nhỏ. Sau đó nhìn trước nhìn sau không thấy ai, anh ta đậy nắp nồi lại rồi đưa từng nắm cơm vào miệng nuốt lấy nuốt để. Nhìn thấy mọi cử chỉ của Nhan Hồi Khổng Tử chỉ biết lắc đầu thở dài và ngửa mặt lên trời than rằng !

“Ôi chao, học trò bậc nhất của ta mà lại ăn vụng hèn hạ như vậy sao ? Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nơi hắn thì bây giờ đã tan thành mây khói hết”.

Khi bữa ăn đã dọn xong và thầy trò đều ngồi vào bàn thì Khổng Tử lớn tiếng hỏi các học trò xem mình có nên lấy một bát cơm để cúng cha mẹ hay không ? Mọi người đều cho là phải, duy chỉ có mình Nhan Hồi là không đồng ý. Khi được hỏi lý do, thì anh ta cho biết như sau: “Thưa Thầy, con nghĩ là không nên cúng, vì trong lúc mở vung ra xem cơm trong nồi đã chín đều chưa, thì tự nhiên cơn gió mạnh thổi đến, làm cho bụi bặm và bồ hóng ở trên gác bếp rơi xuống. Con vội đậy vung lại nhưng vẫn không kịp, cơm trong nồi đã có đầy bụi ở mặt trên. Sau đó con dùng đũa lấy ra lớp cơm bẩn định sẽ đem vất đi. Nhưng rồi con lại nghĩ rằng: Thầy trò ta lâu không được ăn cơm. Mà số cơm bẩn lại nhiều tương đương với phần ăn của một người. Do đó con đã mạn phép thầy và các anh em để ăn trước phần cơm bẩn ấy. Thưa Thầy, thế là hôm nay con đã được ăn rồi và bây giờ con chỉ ăn thêm phần rau thôi. Vừa nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời than rằng :

“Ôi chao ! Thế là trên đời này cũng có những sự việc chính mắt ta trông thấy tỏ tường mà vẫn không biết rõ thực hư ! Suýt nữa ta trở thành một kẻ xét đoán hồ đồ và bất công rồi”

Như vậy, qua câu chuyện trên ta thấy tận mắt chứng kiến, tưởng chừng như nhìn thấy sự thật rồi mà vẫn không phải.


Trả lời

Về câu này bạn đọc câu chuyện Nồi cơm của Khổng Tử nhé.

Một ngày kia Khổng Tử đang đi trên đường cùng với các môn sinh đi du thuyết từ nước Lỗ sang nước Tề. Gặp lúc nước Tề đang mất mùa vì hạn hán và dân chúng bị đói khổ cùng cực khắp nơi. Về phần thầy trò Khổng Tử cũng phải ăn trừ cơm bằng những củ khoai mì, măng tre hay bất cứ thứ đồ ăn gì kiếm được. Một hôm thầy trò Khổng Tử được một người đem đến biếu một ít gạo, đủ để nấu một nồi cơm, Thầy trò Khổng Tử đều tỏ ra phấn khởi vì đã nhịn đói lâu ngày. Bấy giờ Tử Lộ có nhiệm vụ dẫn anh em vào rừng hái rau, còn Nhan Hồi thì được phân công ở nhà nấu cơm. Khổng Tử lúc đó đang nằm đọc sách ở nhà trên, bỗng nghe thấy có tiếng “cộp” từ bếp vọng lên. Khổng Tử tò mò nhìn xuống dưới bếp thì nhìn thấy Nhan Hồi đang dùng đũa lấy cơm trong nồi ra, để lên tay và nắm lại từng nắm nhỏ. Sau đó nhìn trước nhìn sau không thấy ai, anh ta đậy nắp nồi lại rồi đưa từng nắm cơm vào miệng nuốt lấy nuốt để. Nhìn thấy mọi cử chỉ của Nhan Hồi Khổng Tử chỉ biết lắc đầu thở dài và ngửa mặt lên trời than rằng !

“Ôi chao, học trò bậc nhất của ta mà lại ăn vụng hèn hạ như vậy sao ? Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nơi hắn thì bây giờ đã tan thành mây khói hết”.

Khi bữa ăn đã dọn xong và thầy trò đều ngồi vào bàn thì Khổng Tử lớn tiếng hỏi các học trò xem mình có nên lấy một bát cơm để cúng cha mẹ hay không ? Mọi người đều cho là phải, duy chỉ có mình Nhan Hồi là không đồng ý. Khi được hỏi lý do, thì anh ta cho biết như sau: “Thưa Thầy, con nghĩ là không nên cúng, vì trong lúc mở vung ra xem cơm trong nồi đã chín đều chưa, thì tự nhiên cơn gió mạnh thổi đến, làm cho bụi bặm và bồ hóng ở trên gác bếp rơi xuống. Con vội đậy vung lại nhưng vẫn không kịp, cơm trong nồi đã có đầy bụi ở mặt trên. Sau đó con dùng đũa lấy ra lớp cơm bẩn định sẽ đem vất đi. Nhưng rồi con lại nghĩ rằng: Thầy trò ta lâu không được ăn cơm. Mà số cơm bẩn lại nhiều tương đương với phần ăn của một người. Do đó con đã mạn phép thầy và các anh em để ăn trước phần cơm bẩn ấy. Thưa Thầy, thế là hôm nay con đã được ăn rồi và bây giờ con chỉ ăn thêm phần rau thôi. Vừa nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời than rằng :

“Ôi chao ! Thế là trên đời này cũng có những sự việc chính mắt ta trông thấy tỏ tường mà vẫn không biết rõ thực hư ! Suýt nữa ta trở thành một kẻ xét đoán hồ đồ và bất công rồi”

Như vậy, qua câu chuyện trên ta thấy tận mắt chứng kiến, tưởng chừng như nhìn thấy sự thật rồi mà vẫn không phải.


Theo mình thì, 1 nửa sự thật k phải sự thật nhưng cũng k phải là nói dối. Chỉ là một phần thông tin đã bị che dấu hoặc cố tình lờ đi.
Ví dụ: khi có người nói: bạn trông như người hướng nội ấy. Bạn trả lời rằng: mình quảng giao lắm.
Câu trả lời chưa khẳng định cho câu trả lời là có hoặc k. Câu trả lời lái qua đặc trưng của người hướng ngoại. Nhưng đặc trưng đó không kết luận rằng bạn là người hướng ngoại. 
Bạn đang chỉ dùng đặc trưng đó để hướng người hỏi về câu trả lời rằng “bạn là người hướng ngoại” chứ k phải nhận được câu trả lời rằng “bạn không là người hướng nội”
Bạn thích ăn vịt quay, nhưng nếu ai đó khẳng định bạn thích ăn vịt thì không đúng nữa. Vì vịt quay thơm nhưng vịt nấu thuốc bắc, hay vịt tiềm cực kỳ ngấy và bạn ko thích. Câu: "Bạn thích ăn vịt" chỉ đúng 1 nửa thôi. Và nếu ai đó mời bạn đi ăn vịt tiềm vì nghĩ ng ta nói bạn thích ăn vịt thì rõ ràng nó chẳng đúng tý nào. 1 nửa sự thật sẽ ko thể nào là sự thật đc.
Rộng ra thì cái này hay gặp trên mạng nhất. Ng ta thường nói về những cái hiển nhiên để bắt cầu qua những cái họ hướng đến thành cái mặc nhiên đúng. Hay 1 bức ảnh cắt từ 1 clip, đó là ảnh thật nhưng câu chuyện đi kèm bức ảnh đó lại ko thật. Vd 2 ng lâu ngày gặp nhau, chào nhau, ôm nhau 1 cái, cái khoảnh khắc ôm nhau là có nhưng chỉ là xã giao có thể bị cắt riêng ra và tạo thành 1 vụ hẹn hò.
Bạn thấy đấy: 1/2 sự thật < 1 sự thật, nó mới đúng kể cả toán học hay cuộc sống.
Mình định để ở trên là dấu =, nhưng lại đổi vì ng ta có thể cắt cái dòng đó ra và ghép cho mình 1 câu chuyện khác cũng nên. 🤣🤣🤣