Một nhân viên PR cần những tố chất nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

PR (viết tắt của Public Relations - Quan hệ công chúng) có thể hiểu là những nỗ lực một cách có kế hoạch, tổ chức của một cá nhân hoặc tập thể, nhằm thiết lập và duy trì, phát triển những mối quan hệ có lợi với đông đảo công chúng của nó. Cơ sở chủ yếu của hoạt động PR là cung cấp thông tin cho công chúng xây dựng thông tin hai chiều giữa công chúng và tổ chức, cá nhân, tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng. Hoạt động PR gắn bó chặt chẽ với các phương tiện truyền thông đại chúng.Vậy nên để thành công trong nghề chúng ta cần hội đủ những tố chất sau: Khả năng giao tiếp tốt (gồm cả khả năng nói và viết) Thái độ ứng xử và khả năng giao tiếp khéo léo, nhanh nhạy được coi là yêu cầu cơ bản với người làm PR. Bạn biết cách giải thích gãy gọn, chính xác và logic mọi vấn đề. Bạn hiểu cần phải làm thế nào để những đối tượng công chúng khác nhau đều tiếp nhận được thông điệp bạn đang gửi tới họ. Ngoài khả năng trời phú đây còn là cả quá trình rèn luyện và học tập. Biết cách tạo sự tin cậy PR luôn chăm chút cho danh tiếng, mà vấn đề của danh tiếng chính là lòng tin. Không ở đâu, niềm tin của công chúng lại quan trọng như với PR. Biết cách tạo sự tin cậy với đám đông không hoàn toàn trùng hợp với khiếu ăn nói của bạn. Nó còn liên quan đến lối sống hàng ngày của bạn. Một nguyên tắc của PR chính là thông tin trung thực để tạo nên sự tín nhiệm. Óc quan sát và phán đoán tốt, tư duy phân tích cao PR luôn bắt đầu bằng nghiên cứu, dựa trên óc phán đoán và khả năng phân tích logic, hợp lý vấn đề. PR phân tích công chúng để tư vấn cho giới lãnh đạo và thực hiện những chiến dịch truyền thông. E. Bernays đã chỉ ra thuật ngữ Tư vấn PR và luôn coi đó như một trong những chức năng quan trọng nhất của PR. Tố chất này của người làm PR bộc lộ đặc biệt trong những “hoàn cảnh có vấn đề”, như một chiến dịch quảng bá sản phẩm mới, một tai nạn lao động, một sai lầm nghiêm trọng... Năng lực tổ chức Làm PR đòi hỏi chúng ta phải có đầu óc tỉnh táo, nhạy bén và tổng hợp của một nhà tổ chức thực sự. Công việc PR luôn gắn chặt với những cuộc họp báo, những buổi thảo luận chuyên đề, những tiệc chiêu đãi, những lễ ký kết... Chúng ta cần một tinh thần tập thể (biết cách làm việc theo nhóm) và khả năng quyết định độc lập. Khả năng nhạy bén linh hoạt trong mọi tình huống Nếu trong cuộc họp báo, một nhà báo “cố chấp” không thôi tranh cãi với bạn và liên tục đưa ra những thông tin không có lợi cho tổ chức, công ty của bạn? Là một nhân viên PR, bạn sẽ gặp phải rất nhiều thứ mà chúng ta gọi là “tình huống bất ngờ”. Những rủi ro nghề nghiệp ấy có thể đến bất cứ lúc nào. Sự khéo léo linh hoạt và tinh tế vì thế không thể thiếu trong hành trang PR của bạn. Vốn ngoại ngữ và tin học Người làm PR đòi hỏi phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, thường là tiếng Anh, trên cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Yêu cầu này xuất phát từ đặc điểm công việc PR là thường xuyên tiếp xúc với các cá nhân, tổ chức nước ngoài, cũng như những văn bản ngoại ngữ... Bên cạnh đó, những kiến thức và kỹ năng về tin học cũng không thể thiếu với PR. Vì thế, ngoại ngữ và tin học là một trong những yêu cầu tuyển dụng bắt buộc của bộ phận PR. Biết chăm chút cho vẻ bên ngoài của mình Bạn có thể chẳng cần quan tâm lắm đến hình thức, nhưng với PR, đây lại là một trong những nhân tố của thành công. Trong mọi trường hợp, PR luôn là lịch sự và trang nhã. Niềm say mê với nghề nghiệp PR là công việc rất vất vả, luôn phải chịu áp lực từ nhiều phía: ban lãnh đạo, công chúng, giới báo chí..., đòi hỏi ở bạn sự nỗ lực cao nhất. Điều này cũng giống như bạn đang ở trên một đường đua bất tận mà tự cho phép mình buông thả một chút thôi, bạn sẽ lập tức tụt lại. Vì thế, để thành công với PR, ngoài ý chí phấn đấu, bạn còn cần cả một niềm đam mê làm điểm tựa vững chắc.
Trả lời
PR (viết tắt của Public Relations - Quan hệ công chúng) có thể hiểu là những nỗ lực một cách có kế hoạch, tổ chức của một cá nhân hoặc tập thể, nhằm thiết lập và duy trì, phát triển những mối quan hệ có lợi với đông đảo công chúng của nó. Cơ sở chủ yếu của hoạt động PR là cung cấp thông tin cho công chúng xây dựng thông tin hai chiều giữa công chúng và tổ chức, cá nhân, tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng. Hoạt động PR gắn bó chặt chẽ với các phương tiện truyền thông đại chúng.Vậy nên để thành công trong nghề chúng ta cần hội đủ những tố chất sau: Khả năng giao tiếp tốt (gồm cả khả năng nói và viết) Thái độ ứng xử và khả năng giao tiếp khéo léo, nhanh nhạy được coi là yêu cầu cơ bản với người làm PR. Bạn biết cách giải thích gãy gọn, chính xác và logic mọi vấn đề. Bạn hiểu cần phải làm thế nào để những đối tượng công chúng khác nhau đều tiếp nhận được thông điệp bạn đang gửi tới họ. Ngoài khả năng trời phú đây còn là cả quá trình rèn luyện và học tập. Biết cách tạo sự tin cậy PR luôn chăm chút cho danh tiếng, mà vấn đề của danh tiếng chính là lòng tin. Không ở đâu, niềm tin của công chúng lại quan trọng như với PR. Biết cách tạo sự tin cậy với đám đông không hoàn toàn trùng hợp với khiếu ăn nói của bạn. Nó còn liên quan đến lối sống hàng ngày của bạn. Một nguyên tắc của PR chính là thông tin trung thực để tạo nên sự tín nhiệm. Óc quan sát và phán đoán tốt, tư duy phân tích cao PR luôn bắt đầu bằng nghiên cứu, dựa trên óc phán đoán và khả năng phân tích logic, hợp lý vấn đề. PR phân tích công chúng để tư vấn cho giới lãnh đạo và thực hiện những chiến dịch truyền thông. E. Bernays đã chỉ ra thuật ngữ Tư vấn PR và luôn coi đó như một trong những chức năng quan trọng nhất của PR. Tố chất này của người làm PR bộc lộ đặc biệt trong những “hoàn cảnh có vấn đề”, như một chiến dịch quảng bá sản phẩm mới, một tai nạn lao động, một sai lầm nghiêm trọng... Năng lực tổ chức Làm PR đòi hỏi chúng ta phải có đầu óc tỉnh táo, nhạy bén và tổng hợp của một nhà tổ chức thực sự. Công việc PR luôn gắn chặt với những cuộc họp báo, những buổi thảo luận chuyên đề, những tiệc chiêu đãi, những lễ ký kết... Chúng ta cần một tinh thần tập thể (biết cách làm việc theo nhóm) và khả năng quyết định độc lập. Khả năng nhạy bén linh hoạt trong mọi tình huống Nếu trong cuộc họp báo, một nhà báo “cố chấp” không thôi tranh cãi với bạn và liên tục đưa ra những thông tin không có lợi cho tổ chức, công ty của bạn? Là một nhân viên PR, bạn sẽ gặp phải rất nhiều thứ mà chúng ta gọi là “tình huống bất ngờ”. Những rủi ro nghề nghiệp ấy có thể đến bất cứ lúc nào. Sự khéo léo linh hoạt và tinh tế vì thế không thể thiếu trong hành trang PR của bạn. Vốn ngoại ngữ và tin học Người làm PR đòi hỏi phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, thường là tiếng Anh, trên cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Yêu cầu này xuất phát từ đặc điểm công việc PR là thường xuyên tiếp xúc với các cá nhân, tổ chức nước ngoài, cũng như những văn bản ngoại ngữ... Bên cạnh đó, những kiến thức và kỹ năng về tin học cũng không thể thiếu với PR. Vì thế, ngoại ngữ và tin học là một trong những yêu cầu tuyển dụng bắt buộc của bộ phận PR. Biết chăm chút cho vẻ bên ngoài của mình Bạn có thể chẳng cần quan tâm lắm đến hình thức, nhưng với PR, đây lại là một trong những nhân tố của thành công. Trong mọi trường hợp, PR luôn là lịch sự và trang nhã. Niềm say mê với nghề nghiệp PR là công việc rất vất vả, luôn phải chịu áp lực từ nhiều phía: ban lãnh đạo, công chúng, giới báo chí..., đòi hỏi ở bạn sự nỗ lực cao nhất. Điều này cũng giống như bạn đang ở trên một đường đua bất tận mà tự cho phép mình buông thả một chút thôi, bạn sẽ lập tức tụt lại. Vì thế, để thành công với PR, ngoài ý chí phấn đấu, bạn còn cần cả một niềm đam mê làm điểm tựa vững chắc.