Một gia đình mà đứa trẻ mồ côi cha hoặc mẹ hoặc cả hai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thế nào?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Mình thấy những đứa trẻ mồ côi thường có tâm lý tự ti hơn những đứa trẻ khác, nhất là khi có ai đó hỏi về gia đình của chúng.

Hồi nhỏ lớp mình có một bài tập kể về gia đình em, mình còn nhớ mãi khi đọc bài văn trước lớp, một bạn mồ côi lớp mình đã vừa đọc vừa khóc, được cô giáo hỏi bạn ấy mới nói vì các bạn ai cũng có bố mẹ, chỉ riêng em là người không có ai nên em rất tủi thân.

Nhưng tâm lý tự ti chỉ là một yếu tố, còn rất nhiều điều khác ảnh hưởng đến chúng như chúng sẽ cảm thấy thiếu thốn tình yêu thương, không có cảm giác an toàn vì giả sử bản thân có xảy ra vấn đề gì thì sẽ không có người luôn hậu thuẫn, hỗ trợ, làm hậu phương vững chắc phía sau.

Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình như vậy thường có một tuổi thơ ám ảnh, không trọn vẹn, nhưng theo mình thấy khi lớn lên, cùng với quá trình rèn luyện và học tập, va chạm tiếp xúc chúng sẽ dần dần có cái nhìn thoáng hơn, nhận thức rõ ràng hơn và biết tự tìm niềm vui cho mình, tự bù đắp lại được quãng thời gian tuổi thơ đó và không còn tâm lý tự ti, rụt rè nữa vì chúng hiểu rằng ngoài gia đình, chúng còn có rất nhiều người khác yêu thương chúng.

Trả lời

Mình thấy những đứa trẻ mồ côi thường có tâm lý tự ti hơn những đứa trẻ khác, nhất là khi có ai đó hỏi về gia đình của chúng.

Hồi nhỏ lớp mình có một bài tập kể về gia đình em, mình còn nhớ mãi khi đọc bài văn trước lớp, một bạn mồ côi lớp mình đã vừa đọc vừa khóc, được cô giáo hỏi bạn ấy mới nói vì các bạn ai cũng có bố mẹ, chỉ riêng em là người không có ai nên em rất tủi thân.

Nhưng tâm lý tự ti chỉ là một yếu tố, còn rất nhiều điều khác ảnh hưởng đến chúng như chúng sẽ cảm thấy thiếu thốn tình yêu thương, không có cảm giác an toàn vì giả sử bản thân có xảy ra vấn đề gì thì sẽ không có người luôn hậu thuẫn, hỗ trợ, làm hậu phương vững chắc phía sau.

Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình như vậy thường có một tuổi thơ ám ảnh, không trọn vẹn, nhưng theo mình thấy khi lớn lên, cùng với quá trình rèn luyện và học tập, va chạm tiếp xúc chúng sẽ dần dần có cái nhìn thoáng hơn, nhận thức rõ ràng hơn và biết tự tìm niềm vui cho mình, tự bù đắp lại được quãng thời gian tuổi thơ đó và không còn tâm lý tự ti, rụt rè nữa vì chúng hiểu rằng ngoài gia đình, chúng còn có rất nhiều người khác yêu thương chúng.