Một đứa trẻ thường đáng thương hay đáng trách?

  1. Tâm lý học

Gần nhà tôi có một đứa em, nó từ nhỏ đã không có cha mẹ bên cạnh, sống với ông bà ngoại. Nó vừa lấy trộm một món đồ có giá trị của người khác nhưng bị bắt tại trận, và đây không phải là lần đầu tiên. Người ta mách ông bà nó, không biết là nó có bị mềm xương không? Bản thân mình cảm thấy lo sợ cho nó, không biết là đáng thương hay đáng trách 😔

Từ khóa: 

tâm lý học

Không đáng thương cũng không đáng trách. Vì tất cả mọi người sinh ra điều không có quyền quyết định nơi mình sinh ra/ hoặc người sinh ra mình là ai.... Nhưng có quyền quyết định cách mình sẽ sống và sống như thế nào... Và mỗi người điều có bài học riêng cần phải học trong cuộc đời của mình.

Trả lời

Không đáng thương cũng không đáng trách. Vì tất cả mọi người sinh ra điều không có quyền quyết định nơi mình sinh ra/ hoặc người sinh ra mình là ai.... Nhưng có quyền quyết định cách mình sẽ sống và sống như thế nào... Và mỗi người điều có bài học riêng cần phải học trong cuộc đời của mình.

Có quá nhiều góc nhìn và đánh giá khác nhau về vấn đề kiểu ntn. Nhưng mình sẽ nhìn nhận theo góc độ khác đi. 
Đầu tiên đứa nhỏ lấy món đồ đó vs mục đích gì? Vì sự tò mò tính hiếu động hay muốn sở hữu làm đồ riêng để thỏa mãn cá nhân, cũng có thể nó lấy đồ để bán đi hoặc vì lý do nào khác. Không thể kết luận khi chưa biết đc sự thật đằng sau động cơ hành động của 1 cá nhân nhất là đối với trẻ nhỏ vốn chưa hiểu và nhận thức đc hành động của bản thân. Đôi lúc đến ng trưởng thành trong đó có mình còn khó kiềm chế đc các hành động kiểu như vượt đèn đỏ hay vài thứ khác. Vậy liệu còn thật sự công chính khi bản thân mình vốn cũng chẳng mẫu mực gì lắm rồi đi kết luận ng khác.
Thứ 2 nhìn từ góc độ của ng ngoài cuộc đi. Giả sử bạn là ng bị hại đi khi đó bạn xử lý ra sao đánh nạt hay dọa. Tất cả những thứ trên chỉ là cho hả giận hay đơn thuần là sự áp chế tạm thời vs đứa nhỏ. Khi mà con ng bị áp chế luôn có sự chống lại về mặt tâm lý ít nhiều. Và sự áp chế này cứ nặng dần nó khiến tâm lý đứa nhỏ càng bị đè nén ng lớn cũng vậy chỉ quan trọng là lý tính và nhận thức khiến cho ta đc khơi thông tư tưởng. À thay vì mình đi trộm sao không cố gắng tự tay chọn món đồ mình thích như vậy không sướng vs oách hơn .
Thứ 3 nói về bản thân đứa nhỏ đi. Bạn có nói là ukm nó mồ côi và phải sống vs ông bà. Mình không biết là nhỏ có đc quan tâm hay giáo dục để hiểu chuyện hay không nhưng cứ tạm gác vấn đề này sang 1 bên. Nếu nhìn nhận về mặt bản chất vấn đề thì con ng trừ nhu cầu sinh hoạt tối thiểu thì phải thỏa mãn ít nhất đc 1 trong 2 nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần. Có những ng phải đồng thời thỏa mãn cả 2 cho dù ít hay nhiều . Bây giờ quay lại vs đứa nhỏ thì có ai nói chuyện trao đổi vs nó trong cuộc sống vốn dĩ thiếu ba mẹ. Hay ông bà nuôi nó có thể tạo ra đc điểm tựa ít nhất là về mặt tinh thần cho đứa nhỏ để nó có 1 mục tiêu cụ thể không? 
Mình thì cũng không hơn ai hay có trình độ hay thứ bậc hoành tráng gì để mà phán xét hay kết luận ai đó. Đây chỉ là các góc nhìn của cá nhân và cũng không phủ định hay gì cả. Đối vs mình sự đúng sai hay nó không ràng buộc quá nhiều.

Công tư phân minh bạn ơi. Có ai dạy nó đi ăn trộm đâu nào. Nếu nó thiếu cha mẹ nhưng được hưởng đầy đủ sự chăm sóc và giáo dục từ ông bà chả phải là đáng trách hay sao ?