Một đứa trẻ nên được khuyến khích vì điều gì?
Vì chúng đã cố gắng làm mọi thứ theo mẫu để được điểm cao? Vì việc chúng đã đi theo những con đường được lát sẵn và quét dọn kỹ, để có những thành tích cho trước? Để rồi, thay vì có những thanh niên sẵn sàng để giải quyết các vấn đề cuộc sống, ta có những kẻ sợ thất bại và tìm cách đổ lỗi.
Tôn vinh tụi trẻ học giỏi chẳng còn mấy ích lợi, thậm chí có khi phản tác dụng vì nó khiến phụ huynh và nhà trường cảm thấy hãnh diện và yên tâm (trong khi vừa mới hôm qua còn lớn tiếng phê phán “nền giáo dục”!). Có lẽ tốt hơn (nhưng khó hơn), hãy khen ngợi bọn trẻ vì đãhọcđược gì đó khicố làm điều tốtcho người khác, hay đãthất bạithế nào khi cố gắng giải quyếtmột vấn đề thú vị. Thất bại sớm, chúng sẽ thấy điều đó là bình thường, là chẳng có gì phải khổ sở, và sẵn sàng cho thành công thực sự khi giải các bài toán của cuộc sống. Đến lúc đi làm mới học thất bại thì sẽ phải trả giá gấp nhiều lần.
Tin buồn là rất khó thay đổi các loại nền, bất kể nền đất hay nền giáo dục. Tin vui là ta có thể tìm nền khác mà xây nhà, hoặc tự gia cố nó. Phê phán, ngồi chờ và vẫn ra vẻ hài lòng với kết quả giáo dục chỉ tổ tự biến mình và con cái thành nạn nhân để trông chờ sự thông cảm và thương hại. Chi bằng, mỗi người hãy chủ động dạy dỗ con mình. Với internet và đa dạng dịch vụ giáo dục không tốn kém trong xã hội, ngày nay các bậc cha mẹ đã được trang bị rất nhiều công cụ để tăng tỷ trọng của mình, giảm tỷ trọng của nhà trường trong việc giáo dục trẻ. Có thể mượn lời M. Twain để nói “tôi không để việc đến trường của con mình ảnh hưởng chuyện học hành của nó”
Phan phuong dat
giáo dục
(2) Bố mẹ nên Coi trọng nỗ lực hơn kết quả !
Nhà tâm lý học của Đại học Stanford Carol Dweck đã phát hiện ra rằng trẻ em và người lớn nghĩ về thành công theo hai cách khác nhau.
Một là "tư duy cố định" cho rằng tính cách, trí thông minh và khả năng sáng tạo là những yếu tố mà chúng ta không thể thay đổi và thành công là sự khẳng định trí thông minh vốn có đó, người có tư duy này sẽ luôn phấn đấu để thành công và tránh thất bại bằng mọi giá để duy trì cảm giác thông minh hoặc có kỹ năng.
Mặt khác là "tư duy tăng trưởng", phát triển thách thức và coi thất bại không phải là bằng chứng của sự thiếu thông minh. Đó là bàn đạp cho sự phát triển mạnh mẽ khả năng của con người và là bước đệm của thành công.
Điều cốt lõi là quan điểm của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến con trẻ. Nếu bạn nói với con rằng chúng đạt điểm cao do chúng thông minh, nó sẽ tạo thành "tư duy cố định". Nếu bạn nói chúng thành công nhờ nỗ lực, bạn đã giúp con xây dựng "tư duy phát triển".
=> Quan trọng phụ thuộc vào cha mẹ
Nguồn: Kênh14-Theo Trithuctre
Friendly Me
(2) Bố mẹ nên Coi trọng nỗ lực hơn kết quả !
Nhà tâm lý học của Đại học Stanford Carol Dweck đã phát hiện ra rằng trẻ em và người lớn nghĩ về thành công theo hai cách khác nhau.
Một là "tư duy cố định" cho rằng tính cách, trí thông minh và khả năng sáng tạo là những yếu tố mà chúng ta không thể thay đổi và thành công là sự khẳng định trí thông minh vốn có đó, người có tư duy này sẽ luôn phấn đấu để thành công và tránh thất bại bằng mọi giá để duy trì cảm giác thông minh hoặc có kỹ năng.
Mặt khác là "tư duy tăng trưởng", phát triển thách thức và coi thất bại không phải là bằng chứng của sự thiếu thông minh. Đó là bàn đạp cho sự phát triển mạnh mẽ khả năng của con người và là bước đệm của thành công.
Điều cốt lõi là quan điểm của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến con trẻ. Nếu bạn nói với con rằng chúng đạt điểm cao do chúng thông minh, nó sẽ tạo thành "tư duy cố định". Nếu bạn nói chúng thành công nhờ nỗ lực, bạn đã giúp con xây dựng "tư duy phát triển".
=> Quan trọng phụ thuộc vào cha mẹ
Nguồn: Kênh14-Theo Trithuctre
Hue Nguyen
Theo mình, nếu trẻ làm việc tốt thì cũng nên dành những lời khen cho trẻ.
Khen ngợi là phần thưởng tinh thần to lớn với trẻ: Nhiều khi bạn không cần những món quà mà chỉ cần một lời khen để trao thưởng cho hành vi hay kết quả tốt mà bé đạt được. Lời khen chính là nguồn khích lệ tinh thần lớn với trẻ.
Khen ngợi tạo động lực để trẻ làm những điều tốt hơn nữa: Trẻ con cũng như người lớn, đều mong muốn nhận được những phản hồi tốt từ người khác. Khi nhận được phản hồi là những lời khen, chúng ta cảm thấy hào hứng và muốn thực hiện hành vi được khen đó vào lần sau.
Khen ngợi giúp trẻ tự tin hơn về bản thân: Khi đứa trẻ không chắc chắn mình có làm tốt hay không, hoặc tự ti về khả năng của mình, thì một lời khen sẽ khiến con bạn củng cố được niềm tin và phấn đấu hơn.
Khen ngợi giúp đẩy lùi những hành vi không tốt: Điều này rất dễ hiểu. Việc khen ngợi hành vi tốt sẽ giúp trẻ nhận thức rõ rệt đâu là việc tốt, đâu là việc xấu. Nếu cư xử không tốt, bé sẽ không được khen. Từ đó, bé sẽ giảm bớt những hành vi xấu và thay vào đó là cư xử tốt hơn.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, theo mình nghĩ, mỗi đứa trẻ là một thế giới riêng. Do đó, trước hết trẻ em cần được khuyến khích để tự nhận thức về bản thân.
Thông thường, cơ chế khen - chê của các bậc cha mẹ, giáo viên sẽ chịu ảnh hưởng từ trải nghiệm cá nhân hoặc cảm xúc của họ. Do đó, nếu trẻ có thói quen trông đợi phản hồi từ người khác, thì các em sẽ dễ dàng bị mất phương hướng khi trưởng thành.
Tiếp đến, nên tạo hướng dẫn cho trẻ biết cách tự học. Điều này cần các bậc phụ huynh làm gương trước. Bởi, nếu cha mẹ không ham học thì không thể trách con cái ham chơi được (trong khi đối với trẻ em, chơi là một quyền chính đáng, là một cách học của các em).
Mình cho rằng, đặt niềm tin và yêu thương trẻ là cách khích lệ không có tác dụng phụ.
Kha Nguyen
Note: Tôi dẫn đề hơi dài, nếu các bạn lười có thể kéo xuống xem phần tóm tắt.
Tôi đồng ý rằng gia đình cần phải có nỗ lực trong việc giáo dục con cái của mình, không để mặc hoàn toàn cho xã hội.
Nhưng tôi không đồng ý với nhận định rằng "nền giáo dục thì khó thay đổi", ngược lại, nó dễ thay đổi hơn nhiều. Quan trọng là lãnh đạo đất nước có thật tâm muốn thay đổi hay không mà thôi.
Bạn không nên sử dụng cách người ta dùng từ vựng để định nghĩa cái gì là đúng và cái gì là sai. Trong trường hợp này, nền giáo dục và nền đất là 2 khái niệm khác nhau, một cái là thực thể hữu hình, một cái là vô hình, chỉ tồn tại trong cách nói của chúng ta. Vì sự nhầm lẫn này có thể gây hiểu nhầm rất lớn, ví dụ như bạn sẽ xem "tử tù" với "tử nạn" là giống nhau và đều là người "tử tế"...
Thêm nữa là rất sai lầm cho đất nước nếu lãnh đạo và người dân đều nghĩ trách nhiệm giáo dục là thuộc về gia đình. Đúng nhất thì trách nhiệm đó thuộc về ngành giáo dục và lãnh đạo ngành này, chứ không phải gia đình, như vậy đất nước mới phát triển được. Gia đình thông thường còn phải làm việc để phát triển nền kinh tế, nếu gia đình phải dồn sức lo lắng cho giáo dục con cái thì làm gì dồn 100% sức lực cho sự phát triển kinh tế nữa?
Bản chất việc hình thành chính quyền cũng như vậy. Mỗi người không thể vừa lo chuyện phát triển kinh tế, vừa phải lo chuyện quốc gia, nên chúng ta mới sinh ra chính quyền là những người chuyên lo chuyện quốc gia, để những người dân lo chuyện phát triển kinh tế, và đóng tiền thuế cho những người không làm kinh tế mà đảm bảo chính trị kia.
Tương tự cho việc giáo dục, người dân đóng tiền để ngành giáo dục và giáo viên chuyên tâm lo cho sự giáo dục con cái của họ, để họ phát triển kinh tế đất nước. Và những người chuyên tâm làm giáo dục đó sẽ dành toàn bộ 100% sức lực của mình để phát triển khả năng của trẻ và định hình tương lai cho chúng.
Tất nhiên, như đã nói, gia đình không thể bỏ mặc cho ngành giáo dục, nhưng đóng góp của gia đình dù nhiều đến mức nào thì cũng không thể nhiều bằng hệ thống ngành giáo dục được. Nếu nó nhiều hơn, chỉ chứng tỏ là ngành giáo dục chểnh mảng và không dồn đủ 100% năng lực cho nó. Nên nhớ, những người trong gia đình đã dồn 80% năng lực của mình cho sự phát triển kinh tế rồi, chỉ 20% nỗ lực của họ mà đã lớn hơn 100% năng lực của ngành giáo dục thì rõ ràng là ngành giáo dục đó cần xem lại.
Nói nãy giờ, xin quay lại câu đầu tiên của bạn, và xin đưa quan điểm của mình: Nếu chúng ta muốn đứa trẻ không đổ lỗi và không sợ thất bại, điều đầu tiên chúng ta phải làm đó là chính lãnh đạo và giáo viên trong ngành giáo dục phải không đổ lỗi, không sợ thất bại, và không đùn đẩy trách nhiệm giáo dục cho gia đình. Đó là tấm gương đầu tiên mà đứa trẻ sẽ học được, không phải bằng lời nói và giáo trình, mà bằng đôi mắt và con tim của nó.
Mong các bạn hiểu ý mình.
Friendly Me
-Thực thì bản thân cũng thấy bây giờ điểm số ảo quá nhiều, bởi vì thầy cô gần như cho học sinh biết trước đề trước. Chỉ khi nào học sinh va chạm với những đề thi đòi hỏi vận dụng kĩ năng cao hơn mới có thể thấy được thực lực cuả bản thân. Có ngọt cũng có đắng, mình cũng khuyến khích khả năng trải nghiệm, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế hơn là giải các bài tập theo một khuôn khổ. Có trải nghiệm thì mới biết thất bại, cảm nhận được cái khó để biết vươn đến thành công, từ đó đỡ phải bỡ ngỡ khi bản thân vấp ngã.
-Nhưng giáo dục bây giờ chạy theo thành tích quá. Ở trên Bộ không đặt nặng thành tích nhưng ở địa phương thì cứ áp lực lên nhà trường buộc phải làm công việc nâng cao thành tích. Bố mẹ chẳng muốn con mình học thua con người khác nên cứ đưa trẻ học nhiều vào (chưa kể còn lưạ thầy cô để cho điểm cao ), thành ra nhiều bạn suốt ngày chỉ quan tâm đến việc học thì đâu còn cơ hội va chạm với thực tế, xã hội => Những học sinh sợ thất bại,...
KHÓ NÓI !