Một dân tộc không đọc sách là một dân tộc không có hi vọng.?

  1. Sách

Hôm nay mình tình cờ đọc được câu này trên 1 tờ báo. Nghe có vẻ khá cực đoan nhỉ?
Từ khóa: 

sách

Mình nghĩ một dân tộc không đọc sách có thể là một dân tộc không có hy vọng thật, còn một dân tộc đọc sách nhiều thì cũng chưa chắc có nhiều hy vọng hơn :)))

Thời lượng đọc sách trung bình hàng tuần của người dân các nước:

1_8ZvhpPVYYo3gcT_iOSOTpQ

Mỹ đứng thứ 23. Thái Lan, Indonesia, Philipines đều đứng trên Hàn Quốc, Nhật Bản.

Nên mình nghĩ là "đọc nhiều sách" không quan trọng bằng "đọc sách gì" và "đọc như thế nào"!

Trả lời

Mình nghĩ một dân tộc không đọc sách có thể là một dân tộc không có hy vọng thật, còn một dân tộc đọc sách nhiều thì cũng chưa chắc có nhiều hy vọng hơn :)))

Thời lượng đọc sách trung bình hàng tuần của người dân các nước:

1_8ZvhpPVYYo3gcT_iOSOTpQ

Mỹ đứng thứ 23. Thái Lan, Indonesia, Philipines đều đứng trên Hàn Quốc, Nhật Bản.

Nên mình nghĩ là "đọc nhiều sách" không quan trọng bằng "đọc sách gì" và "đọc như thế nào"!

Uah đúng là cũng hơi hơi cực đoan. Tại sách cũng có đủ kiểu sách, ko phải cứ chứa 1 đống chữ trong đó là hay. Ví dụ như "Truyện của Keng" thì cũng là sách, nhưng lợi ích gặt hái đc từ nó là gì thì vẫn là 1 chủ đề gây tranh cãi. :)))

Nói chung mình nghĩ nên đổi câu nói trên thành "Một dân tộc không quan tâm đến tri thức là một dân tộc không có hy vọng", như vậy có lẽ sẽ bao quát bao hàm hơn. Bởi tri thức thì có thể đc gặt hái từ vô số nguồn khác nhau: qua sách vở, qua đàm đạo với bạn bè, qua vốn sống, qua quan sát, v.v...Những học giả nổi tiếng thời cổ đại cũng tích lũy kiến thức qua rất nhiều nguồn khác nhau, vì vào thời đại đó sách vở rất ít, số lượng người biết chữ rất ít và cũng chưa có máy in.

theo tôi, với một dân tộc/đất nước, người dân cần có tinh thần luôn học hỏi, hoàn thiện bản thân. Đọc sách là 1 cách học hỏi tốt. Nhà nước nên có chính sách để phát triển thói quen đọc sách cho người dân như: phát triển hệ thống thư viện công cộng, tuyên truyền thường xuyên.