Một đám mây dông chứa khoảng hơn một triệu tấn nước; làm sao mà khối lượng khổng lồ này có thể trôi nổi trên không khí, thách thức cả trọng lực?
Câu hỏi mình luôn thắc mắc mỗi khi nhìn thấy những đám mây dông :/
khoa học
Nổi hay chìm ko phụ thuộc khối lượng bao nhiêu mà nó phụ thuộc vào trọng lượng riêng của vật. 1 triệu tấn nước ở thể lỏng là 1 triệu m3 (trọng lượng riêng khoảng 1tấn/m3).
1 triệu m3 chỉ là 1 khối hộp vuông mỗi cạnh 100m.
Nhưng 1 đám mây dông có thể có độ cao từ 200m-2km, tương đương cao 1,8km, và trải rộng vài km2. Thể tích lên đến nhiều tỷ m3.
Do đó, khi ở dạng mây, 1 triệu tấn nước kia phân bố ở 1 thể tích lớn hơn nhiều. Mật độ chỉ khoảng 0.5g/m3. So với 1,2kg/m3 của không khí thì hơi nước nhẹ hơn không khí nhiều, do đó nó có thể trôi nổi trên ko khí.
Chỉ khi hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành hạt nước lớn. Hạt nước này "nặng" hơn không khí, nên nếu luồng khí nóng bốc lên từ mặt đất ko đủ mạnh để giữ hạt nước này nữa thì trời sẽ mưa.
Cũng do vậy mà trời càng nóng thì thì mưa càng nặng hạt (nhưng trời quá nóng thì hạt mưa có thể ko xuống đến mặt đất, do bay hơi luôn giữa không trung)
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyễn Quang Vinh