Một CV cho vị trí UX/UI designer chất lượng cần có những gì?

  1. Phát triển sản phẩm

Dân mới vào nghề đi xin việc thường không biết phải viết những gì trong CV, hoặc có 1 cái ảnh bản thân quá to, hoặc đưa ra kỹ năng của mình kiểu "illustrator 9/10", "sketch 10/10" (chả thấy ai bao giờ có skill 5/10 mà đưa lên).

Một nhà tuyển dụng UX / UI designer thực ra quan tâm những gì để đánh giá một designer giỏi?

Từ khóa: 

phát triển sản phẩm

Ở Việt Nam thì thường do khái niệm UX và UI vẫn còn nhập nhằng, mọi người chưa có sự phân biệt rõ ràng nên thường khi tuyển UX/UI designer họ thường nhìn vào quá trình làm việc và thẩm mỹ, tay nghề của designer ( đẹp, xấu). Nếu nhà tuyển dụng là Founder ít có chuyên môn về nghề này thì họ chỉ quan tâm như vậy thôi. Nhưng nếu nhà tuyển dụng là người có chuyên môn thì họ sẽ phân định rõ tuyển UI hay UX.

Với portfolio UI thì họ cần:

  • Thẩm mỹ của designer
  • Quá trình, sản phẩm đã làm.
  • Những cái Sketch 9/10, Photoshop 10/10 thì nên dẹp đi. Có thể ghi chung thành công cụ/ ứng dụng mình dùng để làm việc. Điều này mình có thể ghi dưới mỗi project mình từng làm ( ví dụ: với cái app Ereca này mình đã lên wireframe bằng Axure và design bằng Sketch).

Với Portfolio UX thì mình nên nêu ra được:

  • Yêu cầu của sản phẩm.
  • cách mình giải quyết vấn đề.
  • Quá trình thực hiện và những phương pháp mình dùng để nghiên cứu.
  • Quá trình hình thành wireframe, chuyển từ wireframe lên design.
  • Kết quả thực tế thu được gì.

Dù tuyển UX hay UI thì nhà tuyển dụng cũng muốn nhìn portfolio để hiểu rõ hơn về phong cách làm việc của từng ứng việc. Tốt nhất mình nên thể hiện rõ quy trình làm việc của bản thân để họ xem có phù hợp để ghép vào team hay không. Quan trọng nhất là portfolio không nên quá dài, quá nhiều vì nhà tuyển dụng sẽ không xem hếtt.Mình chỉ để vào đó chừng 5 sản phẩm mình tâm đắc nhất để có thể nói về nó 1 cách rõ ràng, chi tiết. Nếu có tâm với vị trí mình ứng tuyển thì nên điều chỉnh portfolio theo những yêu cầu mà nhà tuyển dụng muốn. Ví dụ họ cần một UX/UI designer mạnh về UI và làm về iOS app thì tốt nhất mình nên chỉnh portfolio theo hướng UI cho mobile, để họ thấy mình là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí này.

Trả lời

Ở Việt Nam thì thường do khái niệm UX và UI vẫn còn nhập nhằng, mọi người chưa có sự phân biệt rõ ràng nên thường khi tuyển UX/UI designer họ thường nhìn vào quá trình làm việc và thẩm mỹ, tay nghề của designer ( đẹp, xấu). Nếu nhà tuyển dụng là Founder ít có chuyên môn về nghề này thì họ chỉ quan tâm như vậy thôi. Nhưng nếu nhà tuyển dụng là người có chuyên môn thì họ sẽ phân định rõ tuyển UI hay UX.

Với portfolio UI thì họ cần:

  • Thẩm mỹ của designer
  • Quá trình, sản phẩm đã làm.
  • Những cái Sketch 9/10, Photoshop 10/10 thì nên dẹp đi. Có thể ghi chung thành công cụ/ ứng dụng mình dùng để làm việc. Điều này mình có thể ghi dưới mỗi project mình từng làm ( ví dụ: với cái app Ereca này mình đã lên wireframe bằng Axure và design bằng Sketch).

Với Portfolio UX thì mình nên nêu ra được:

  • Yêu cầu của sản phẩm.
  • cách mình giải quyết vấn đề.
  • Quá trình thực hiện và những phương pháp mình dùng để nghiên cứu.
  • Quá trình hình thành wireframe, chuyển từ wireframe lên design.
  • Kết quả thực tế thu được gì.

Dù tuyển UX hay UI thì nhà tuyển dụng cũng muốn nhìn portfolio để hiểu rõ hơn về phong cách làm việc của từng ứng việc. Tốt nhất mình nên thể hiện rõ quy trình làm việc của bản thân để họ xem có phù hợp để ghép vào team hay không. Quan trọng nhất là portfolio không nên quá dài, quá nhiều vì nhà tuyển dụng sẽ không xem hếtt.Mình chỉ để vào đó chừng 5 sản phẩm mình tâm đắc nhất để có thể nói về nó 1 cách rõ ràng, chi tiết. Nếu có tâm với vị trí mình ứng tuyển thì nên điều chỉnh portfolio theo những yêu cầu mà nhà tuyển dụng muốn. Ví dụ họ cần một UX/UI designer mạnh về UI và làm về iOS app thì tốt nhất mình nên chỉnh portfolio theo hướng UI cho mobile, để họ thấy mình là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí này.

Mình là người tuyển dụng designer, khi xem CV của các bạn, ở các vị trí khác nhau, mình scan profile bằng những yếu tố khác nhau, bạn có thể tham khảo

yêu cầu tuyển dụng các vị trí bên mình

Okay, mình tuyển đánh giá bằng:

UX designer:

Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự quản trị dự án và requirement, hiểu về UI (không cần làm rất xuất sắc, nhưng phải nắm nguyên tắc), đọc và phân tích kết quả research.

UI designer:

Kỹ năng chuyển tải cấu trúc thông tin (màu sắc, khối, bố cục, các tỉ lệ, luồng), kỹ năng truyền tải cảm xúc cũng bằng những kỹ thuật trên, kỹ năng quản lý dự án cá nhân, chịu nghe và hiểu UX designer, có nghĩ về UX (giống bạn trên kia hiểu UI là dc rồi)

UX researcher:

Đọc, đọc, đọc, phân tích thông tin, tổng hợp thông tin, đưa ra giả thiết, dựng research plan, recruit, conduct qualitative research, đọc số, đưa ra model.

UI/UX là 1 vị trí nửa này nửa kia nên tiêu chí đánh giá thường mông lung dựa vào nhu cầu thực sự của nhà tuyển dụng. Câu hỏi của bạn là CV cần gì thì đối với designer, CV chỉ cần gọn gàng chuyên nghiệp, trình bày rõ ràng dễ hiểu, ko cần quá cầu kỳ. Cho nên yếu tố để đánh giá design thường dựa vào portfolio, bản thân designer cần thật sự hiểu được điểm mạnh của mình giữa UI và UX.

Nếu mạnh về UI thì chủ yếu vẫn là portfolio thể hiện visual design của các sản phẩm đã làm

Nếu mạnh về UX thì chủ yếu là portfolio giải thích quy trình design 1 sản phẩm. Điều quan trọng nhất là 1 quy trình viết ra ko được sơ sài mà phải thật kỹ và thật thuyết phục. Đặc biệt là đối với UX designer thì portfolio ko nhất thiết phải là 1 sản phẩm hoàn chỉnh mà đôi khi chỉ là 1 vài tính năng nào đó, miễn sao thể hiện được design thinking khi design tính năng/sản phẩm đó.

Bonus thêm với designer thường là các trang web riêng để thể hiện cá tính của mình ngoài các trang behance (với UI) và medium (với UX)

Ở Việt Nam, em thấy nhân sự làm về UX chưa nhiều, nên cũng chưa có dịp đọc nhiều CV hay tuyển dụng được UX Designer. Tuy nhiên, em nhận thấy một số người bạn của mình làm về UX thì đều có một Facebook Profile với nhiều thông tin rất thú vị.

Thế nên quan điểm của em về CV dành cho UX Designer cần có thông tin về Facebook Profile của ứng viên.

Tất nhiên, sẽ có ý kiến cho rằng có thể có người giỏi mà họ anti social, hoặc đơn giản là không thích dùng Facebook. Urghhh, Facebook thay đổi UI rất nhanh, và đưa ra rất nhiều concept sản phẩm thú vị, việc không dùng Facebook là bỏ đi một nguồn thông tin tham khảo về sản phẩm, về thị trường, về người dùng ...

Nó giống như nước ngoài giới thiệu về LinkedIn Profile vậy.

Còn các thông tin khác trên CV ? Em nghĩ vị trí nào cũng vậy, khi viết CV để ứng tuyển thì cần viết về quá trình làm việc trước đây của mình dưới góc nhìn nêu bật được những-điểm-mạnh-phù-hợp-với-vị-trí-ứng-tuyển-mới. Nó vừa giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn vừa đủ về ứng viên, và giúp ứng viên tìm hiểu thật kĩ về vị trí mình đang ứng tuyển.