Môn Văn có phải là môn giáo dục tệ nhất?
Môn Văn là môn học kinh khủng nhất
-Dạy trẻ em nói dối khi còn bé
-Điểm sốc chấm theo ý của giáo viên
-Phân tích chủ yếu là tác phẩm văn học , nhiều tác phẩm có bối cảnh quá khác bây giờ
Còn nhiều cái lí do nữa
giáo dục
Có một số vấn đề mình mong bạn nhìn nhận lại:
Thứ 1: Môn văn không dạy trẻ em nói dối.
- Những bài học ở môn Tiếng Việt giúp các em có khả năng phát triển tư duy về ngôn ngữ, tư duy về cảm xúc, cải thiện vốn từ của trẻ nhỏ. Những ví dụ của bạn ở cmt đều không hợp lý:
Về bài "kể lại buổi đầu đi học" giúp các bé có thể hồi tưởng lại buổi đầu tiên đến trường học chính thức, hoặc buổi khai tựu trường của các em, nó là bước ngoặt trong những năm tháng đầu đời của các em và nó giúp các em hiểu phần nào về ý nghĩa lớn lao của điều đó
Về bài "kể về người hàng xóm" các em có thể tả người lạ mà các em ấn tượng ở khu nhà mình, hoặc "Người lao động trí óc" các em có thể miêu tả chính cô giáo của mình. Các em có thể sáng tạo, không dập khuôn gò bó. Mình tin là một giáo viên có tâm thì sẽ chấp nhận những bài viết như vậy của các em
Thứ 2: Thực ra học sinh phải viết theo khuôn mẫu chung, theo quy chuẩn cái đẹp chung, điều đấy có cái tích cực có cái tiêu cực. Chúng ta có quyền chê tác phẩm, có quyền tranh luận về nó, nhưng điều đó chưa bao giờ là dễ dàng. Nếu các bạn chê các bạn phải có một kiến thức cụ thể về văn học, phải lập luận chặt chẽ cụ thể làm rõ ý của mình, nếu bạn có tư duy phản biện tốt thì mình tin là một giáo viên có tâm và có kiến thức sẽ không gạt bạn đi đâu.
Thứ 3: "Phân tích chủ yếu là tác phẩm văn học, nhiều tác phẩm có bối cảnh quá khác bây giờ" mình tin là bạn không hiểu gì về giá trị của các tác phẩm văn học.
“Thước đo của một tác phẩm văn học vĩ đại nằm ở sự bền bỉ và giá trị lâu dài của nó”
Đồng ý là môn Văn và Sử cần có sự đổi mới mạnh mẽ, nhưng là đổi mới ở cách dạy.
Nhật Hạ
Có một số vấn đề mình mong bạn nhìn nhận lại:
Thứ 1: Môn văn không dạy trẻ em nói dối.
- Những bài học ở môn Tiếng Việt giúp các em có khả năng phát triển tư duy về ngôn ngữ, tư duy về cảm xúc, cải thiện vốn từ của trẻ nhỏ. Những ví dụ của bạn ở cmt đều không hợp lý:
Về bài "kể lại buổi đầu đi học" giúp các bé có thể hồi tưởng lại buổi đầu tiên đến trường học chính thức, hoặc buổi khai tựu trường của các em, nó là bước ngoặt trong những năm tháng đầu đời của các em và nó giúp các em hiểu phần nào về ý nghĩa lớn lao của điều đó
Về bài "kể về người hàng xóm" các em có thể tả người lạ mà các em ấn tượng ở khu nhà mình, hoặc "Người lao động trí óc" các em có thể miêu tả chính cô giáo của mình. Các em có thể sáng tạo, không dập khuôn gò bó. Mình tin là một giáo viên có tâm thì sẽ chấp nhận những bài viết như vậy của các em
Thứ 2: Thực ra học sinh phải viết theo khuôn mẫu chung, theo quy chuẩn cái đẹp chung, điều đấy có cái tích cực có cái tiêu cực. Chúng ta có quyền chê tác phẩm, có quyền tranh luận về nó, nhưng điều đó chưa bao giờ là dễ dàng. Nếu các bạn chê các bạn phải có một kiến thức cụ thể về văn học, phải lập luận chặt chẽ cụ thể làm rõ ý của mình, nếu bạn có tư duy phản biện tốt thì mình tin là một giáo viên có tâm và có kiến thức sẽ không gạt bạn đi đâu.
Thứ 3: "Phân tích chủ yếu là tác phẩm văn học, nhiều tác phẩm có bối cảnh quá khác bây giờ" mình tin là bạn không hiểu gì về giá trị của các tác phẩm văn học.
“Thước đo của một tác phẩm văn học vĩ đại nằm ở sự bền bỉ và giá trị lâu dài của nó”
Đồng ý là môn Văn và Sử cần có sự đổi mới mạnh mẽ, nhưng là đổi mới ở cách dạy.
Phạm Thảo Ngọc
Đã là giáo dục thì chẳng có môn nào tệ cả. Mình học Văn khá lâu và cũng gọi là sâu hơn kiến thức cơ bản một chút.
1. Bạn nói môn Văn giáo dục trẻ em nói dối. Mình không hiểu ý này. Tại sao Văn lại giáo dục nói dối? Mình học Văn và nhờ thầy cô thậm chí mình thành thật hơn với chính bản thân mình.
2. Về việc điểm chấm theo ý giáo viên thì cũng tùy bạn ạ. Thực ra chấm Văn không rạch ròi như toán, văn không phải những con số hay đáp án đúng sai nên không thể tránh khỏi yếu tố cá nhân của người chấm. Nhưng với mỗi đề thì vẫn có khung mức chấm điểm với từng ý riêng, nếu bạn đạt được cơ bản ý đó chứng tỏ đi đúng hướng thì mức điểm không sốc đâu.
3. Có vẻ bạn thích nghị luận xã hội đúng không? Thực ra mình hồi đi học cũng vậy, thích làm đề xã hội nhiều hơn vì đó là vấn đề xảy ra xung quanh và mình có những hiểu biết và nhu cầu trình bày ý kiến, quan điểm. "Tác phẩm có bối cảnh quá khác bây giờ" nhận định này không sai. Tuy nhiên khi bạn học về những tác phẩm thời trước bạn có thể hiểu về con người, hoàn cảnh xưa. Lịch sử cho bạn những mốc lịch sử, sự kiện và văn học giúp bạn khám phá sâu hơn về diễn biến tâm lý, phản ứng của con người thời điểm đó. Cuộc đời là nơi xuất bản, cũng là nơi đi tới của văn học.” (Tố Hữu). Nhờ văn mà mình biết người lính phải đối mặt với những gì, tình đồng chí đẹp ra sao và nhờ văn mình cũng hiểu cuộc sống hậu chiến không đẹp mà là lúc bắt đầu 1 cuộc chiến khác phức tạp và cam go vì nó đến từ chính nỗi ám ảnh và sự thích nghi sau những kinh hoàng.
Đây là một vài ý kiến cá nhân của mình.
Npqa Bean
Chắc chắn một điều, đã học thì phải có lợi ích, chỉ là đôi khi ta không rõ mà thôi
Học văn cũng thế.
Đại văn hào M. Gorki từng nói: Văn học là nhân học.
Văn là người. Học văn là để học làm người. Làm người hơn muôn loài ở chỗ có cảm xúc, biết yêu thương cái đẹp, ghét chê cái xấu, cảm thông chia sẻ, biết rơi lệ trước nỗi đau, biết cười trong cuộc sống. Học văn là học cách cảm, cách nghĩ. Văn học có nhiều thể loại, nhưng học văn không phải chỉ để hình dung tưởng tượng những gì tác giả viết, mà là học cách hiểu, cách nghĩ, cảm xúc của tác giả khi viết những dòng văn ấy.
Văn - TV là tệ nhất sao nó có thể trở thành một môn học bắt buộc suốt mười hai năm từ tiểu học đến tốt nghiệp THPT?
Môn văn không tệ mà là cách giáo dục môn Văn của Việt Nam tệ, hay nói cách khác là vẫn còn nhiều bất cập, giáo viên + hệ thống giáo dục chưa thực sự có phương pháp và chắt lọc nội dung đúng đắn để truyền tải cho học sinh.
Vì vậy, không thể nói là môn Văn tệ mà là cách giáo dục môn Văn còn tệ ...
Tui Là Tít
Mình thì lại nghĩ là môn gdcd vì ai cũng học gdcd ai cũng có điểm rất cao nhưng nhìn về thực tế thì ....... ...
Nguyễn Quang Vinh
Môn văn là môn kinh khủng nhất với đứa chưa đc 5 phẩy văn như mình.
Nhưng thực sự nó chẳng kinh khủng tý nào đâu. Văn thơ là thứ giúp con người bay bổng, thoát ra khỏi cái gò bó, quy tắc. Từ đó tâm hồn mới rộng mở.
Nhớ có câu chuyện 3 ông nhà giáo đi trên chuyến tàu, nhìn ra cửa sổ thì thấy 1 con bò đen đang gặm cỏ. Ông Vật lý sẽ: "Ô, 1 con bò đen". Ông giáo Văn sẽ: "Ôi! 1 đàn bò đen đang gặm cỏ". Còn ông dạy Toán sẽ là: "Sai rồi, chỉ 1 nửa con bò đen thôi, các ông có thấy mặt bên kia đâu".
Đấy bạn muốn khô khan, cứng nhắc như Toán học trong cuộc sống vậy ko? Có lẽ ít ai trả lời có.
Nên có thể khẳng định lại, nó ko tệ và cũng ko có môn nào khác là tệ. Mọi môn đều cần và tốt. Chỉ có cách dạy, cách học, cách đón nhận nó ko đc tốt, từ đó gây ra sự phản ứng mà thôi.
Nói đâu xa, chưa đc 5 phẩy văn nên mình viết câu trả lời này nó sẽ lủng củng mà chưa chắc truyền đạt hết ý tưởng. Nếu nó tệ thì sao có ng viết hay viết dở chứ.
Còn những thứ bạn nêu ra, chỉ đơn thuần là phương pháp truyền đạt và sự đón nhận chưa hợp lý thôi. Văn có ẩn dụ, nói ngược, nói tránh, nghĩa bóng, nghĩa đen,.... cứ bám vào câu chữ để rồi gán buộc cho nó cái tội thì liệu có hợp lý?
Rukahn
Bản chất thì ko nhưng cách dạy của thầy cô Việt Nam thì đúng vì thầy cô dạy ta đón ý thầy cô và dạy ta dối lòng để ta như 1 kẻ nịnh bơ, gian thần. Tác giả ý sao kệ! Tác phẩm ý sao kệ! Dư luận ý sao, kệ! Chỉ cần theo ý cô là chuẩn!
Theo kinh nghiệm chuyên văn từ lớp 4 đến 10 của mình
Zorba Abraxas
theo tui thì môn văn bị dạy theo lối văn nghệ làm người ta áp dụng theo kiểu văn vở rồi ăn nói ra kiểu văn vẻ nên chắc người học bị chán :v