Môi trường sinh thái văn hóa là gì?
kiến thức chung
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên.
Về khái niệm văn hoá, cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau (định nghĩa theo triết học, định nghĩa theo dân tộc học, nhân học, tâm lý học và xã hội học…). Theo như UNESCO: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.” Theo định nghĩa của Trung Quốc, văn hoá là dùng cái đẹp để biến đổi con người, dùng chân thiện mỹ để cải tạo con người. Văn hoá trong quan niệm của người Trung Quốc, văn được hiểu là hoa văn, là cái đẹp; hoá là hoá thành, biến đổi; văn hoá trong “văn trị giáo hoá”. Tất cả những cái bản thân nó là cái đẹp và giúp ích cho con người đẹp hơn là văn hoá.
Môi trường sinh thái và văn hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau.Đó là mối quan hệ hữu cơ, có sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau: Văn hóa chịu sự quy định của môi trường sinh thái và văn hóa cũng có thể tác động ngược trở lại môi trường. Môi trường sinh thái của văn hóa bao gồm tất cả những yếu tố có liên quan và tác động tới sự tồn tại và phát triển của văn hóa như: địa lý, lịch sử - xã hội, kinh tế,…
Văn hoá Trung Quốc là một trong những nền văn hoá lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Để tìm hiểu được nền văn hóa Trung Quốc nhất định cần phải tìm hiểu sâu sắc môi trường sinh thái của Trung Quốc, hiểu rõ về địa lí, đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội cũng như quá trình lịch sử phát triển lâu đời của Trung Quốc.
Nội dung liên quan
Đặng Ngọc Trâm