Mọi thứ đều xuất phát từ bản thân bạn - Quản lý nhân sự cũng vậy!
Bác Hồ từng nói: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người".
Thật vậy, khi bàn đến những kế hoạch phát triển lâu dài, cho dù là phát triển một quốc gia, một tổ chức hay một công ty, thì yếu tố con người luôn cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Một cách tiếp cận mới cho các nhà quản lý
Việc quản lý con người, quản lý nhân sự quan trọng và cần thiết là vậy, nhưng có thể nói việc trang bị những kỹ năng này ở các cấp quản lý trong các công ty vẫn còn thiếu sót. Những yếu kém trong quản lý thường dẫn đến những hệ lụy như: nhân viên làm việc thiếu nhiệt tình, tỉ lệ nhảy việc cao, thiếu tổ chức giữa các cá nhân, phòng ban...
(
Bài viết này sẽ khai thác một chiều hướng tương đối mới về vấn đề quản lý nhân sự, đó là: tìm ra sự kết nối giữa việc một cá nhân tự quản lý chính mình và việc cá nhân đó quản lý những người khác với tư cách lãnh đạo.
Vậy, sự kết nối này có được thể hiện cụ thể như thế nào?
Quản lý nhân sự tốt xuất phát từ quản lý bản thân tốt
Điểm cộng của cách tiếp cận này có lẽ nằm ở chỗ nó có thể được áp dụng bởi các nhân viên bình thường, không chỉ những nhà quản lý:
- Thấu hiểu bản thân: việc thấu hiểu bản thân có thể giúp chúng ta hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của mình, và từ đó có các đường lối phát triển phù hợp. Đối với công tác quản lý nhân sự, đây chắc chắn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Ngoài ra, việc hiểu được những giới hạn của bản thân cũng giúp chúng ta phát triển được khả năng phân công, giao việc cho nhân viên cấp dưới sau này.
- Tự làm chỗ dựa cho bản thân: một trong những cách để rèn luyện khả năng này có lẽ là tự làm cho bản thân trưởng thành qua những khó khăn và thử thách trong công việc & cuộc sống. Bạn cần phải trở thành chỗ dựa vững chắc cho chính bản thân, trước khi có thể khiến người khác tin tưởng bạn.
(
- Trung thực với chính mình: sự trung thực tất nhiên là một trong những đức tính quan trọng và cần thiết nhất. Thế nhưng, nó cũng là một trong những đức tính khó trau dồi được nhất, đặc biệt là trong thời buổi nhiễu nhương hiện nay. Có thể bạn sẽ nhận ra rằng việc trung thực với bản thân mình đôi khi còn khó hơn gấp bội so với việc trung thực với những người xung quanh.
- Đừng để bản thân kiệt sức: việc nghỉ lễ và đi du lịch nên được đưa vào danh sách những "việc phải làm", những KPIs (key performance indicators) mà hàng năm chúng ta cần phải thực hiện. Việc nghỉ dưỡng sẽ giúp chúng ta tái tạo năng lượng và có thể trở nên sáng tạo và hiểu biết hơn nếu ta biết cách tận dụng khoảng thời gian đó. Với tư cách quản lý, việc bạn biết cách chăm sóc bản thân cũng sẽ khuyến khích mọi người trở nên giống như vậy.
(
- Tự kỷ luật: khả năng tự kỷ luật cũng quan trọng không kém. Bạn sẽ khó có thể đưa những người xung quanh vào kỷ cương, nề nếp, khi chính bản thân bạn cũng không thể tuân thủ những quy tắc mà mình đề ra. Để rèn luyện kỹ năng này, chúng ta cần bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, ví dụ: thức dậy đúng giờ vào mỗi buổi sáng, hoặc hoàn thành công việc trong đúng thời hạn mà mình đặt ra.
- Tích cực cho đi: trong tiếng Anh có một thuật ngữ là "servant leader" - ý chỉ những nhà lãnh đạo, quản lý luôn có tinh thần cống hiến cao, sẵn sàng cùng nhân viên cấp dưới dấn thân vào công việc & hứng mũi chịu sào. Điểm đáng nói là ai trong chúng ta cũng có thể là một servant leader, chỉ cần ta luôn chủ động xông pha trong công việc, và có tinh thần dám lãnh nhận trách nhiệm.
Các bạn có nghĩ cách tiếp cận này là hiệu quả cho việc phát triển khả năng quản lý nhân sự ở mỗi người không? Tại sao?
Đọc thêm: