Mối quan hệ nghiệp quả (Karmic Relationship) là gì?
tâm linh
Có 2 cách mà mình thường hướng dẫn cho các ca chữa trị của mình như này...
- Dùng chiêm tinh. Cách này thì khó nhưng dễ nhận diện hơn. Một số góc chiếu với sao Thổ và La Hầu có thể ngụ ý rằng đây là mối quan hệ nghiệp quả.
- Dùng phản tư. Dựa vào cảm giác của bạn khi ở cạnh họ và trải nghiệm của bạn sau một thời gian quen họ thì sẽ biết được đó có phải mối quan hệ nghiệp quả hay không.
Bản chất của mối quan hệ nghiệp quả là việc trả nợ còn tồn đọng ở kiếp trước. Điều này không tốt hẳn cũng không xấu hẳn. Mọi người có thể nghĩ là nó xấu vì nó là "nợ", nghe hơi tiêu cực. Nhưng nó tốt tại vì nó là những trải nghiệm đã được lập trình trong kiếp sống này để bạn giải quyết một vấn đề gì đó ở bản thân.
Linh hồn không đầu thai một mình mà đi theo nhóm. Điều này chắc là giả thuyết tâm linh thôi nhưng mà tạm thời bám vào đó đã ha, đi cùng mình hết luận điểm này để thấy ra vì sao như vậy. Các linh hồn đã đi với nhau từ những kiếp trước thường giống như thuận mua vừa bán, bạn không thể có 1 trải nghiệm yêu ai đó nếu không có người để yêu. Cho nên là trong nhóm cùng tái sinh phải có linh hồn đóng vai người yêu của bạn chứ. Mà mỗi kiếp hai người vờn qua vờn lại thì sẽ có bên này mắc nợ bên kia, nên kiếp sau lại đến trả cho tròn mối đã gặp ở những kiếp trước.
Tuy nhiên để gặp mà trả thì phải có duyên với nhau. Cho nên người nhận cũng phải xác định với người trả họ muốn nhận lại cái gì, tiền, tình hay bài học linh hồn. Thì người kia sẽ vào vai như vậy để trả ngược lại bạn. Tiền là dễ trả nhất rồi mặc dù kiếm tiền không dễ. Tình là khó trả nhì tại vì bạn phải có tình cảm với nhau mà bạn biết rồi đó tình cảm không thể cưỡng ép được. Khó nhất là bài học linh hồn, ví dụ như một bài học "phải biết tự ra quyết định trong một mối quan hệ mà không đòi người kia làm thay mình" đi chẳng hạn. Phải học để có được khả năng này lận. Tức là người trả phải làm sao cho bạn có khả năng này chứ không chỉ là "nhận ra mình phải học bài học này". Cho nên mối quan hệ nghiệp quả nếu đến để dạy nhau một bài học gì đó là dạng nặng đô lắm, hai người cứ chia tay rồi lại quay lại mãi cho đến khi bạn thấy ra bài học đó VÀ học bằng được nó cho có thành hành động thì mới gọi là người kia "trả xong" lận.
Để giải được một bài học như vậy nếu chỉ có hai người thì chắc phải tính bằng năm đó bạn. Còn nếu có người mổ xẻ giùm và hướng dẫn thì rút ngắn bớt và hai bên đỡ đau khổ...
Dừng Suy Nghĩ
Có 2 cách mà mình thường hướng dẫn cho các ca chữa trị của mình như này...
Bản chất của mối quan hệ nghiệp quả là việc trả nợ còn tồn đọng ở kiếp trước. Điều này không tốt hẳn cũng không xấu hẳn. Mọi người có thể nghĩ là nó xấu vì nó là "nợ", nghe hơi tiêu cực. Nhưng nó tốt tại vì nó là những trải nghiệm đã được lập trình trong kiếp sống này để bạn giải quyết một vấn đề gì đó ở bản thân.
Linh hồn không đầu thai một mình mà đi theo nhóm. Điều này chắc là giả thuyết tâm linh thôi nhưng mà tạm thời bám vào đó đã ha, đi cùng mình hết luận điểm này để thấy ra vì sao như vậy. Các linh hồn đã đi với nhau từ những kiếp trước thường giống như thuận mua vừa bán, bạn không thể có 1 trải nghiệm yêu ai đó nếu không có người để yêu. Cho nên là trong nhóm cùng tái sinh phải có linh hồn đóng vai người yêu của bạn chứ. Mà mỗi kiếp hai người vờn qua vờn lại thì sẽ có bên này mắc nợ bên kia, nên kiếp sau lại đến trả cho tròn mối đã gặp ở những kiếp trước.
Tuy nhiên để gặp mà trả thì phải có duyên với nhau. Cho nên người nhận cũng phải xác định với người trả họ muốn nhận lại cái gì, tiền, tình hay bài học linh hồn. Thì người kia sẽ vào vai như vậy để trả ngược lại bạn. Tiền là dễ trả nhất rồi mặc dù kiếm tiền không dễ. Tình là khó trả nhì tại vì bạn phải có tình cảm với nhau mà bạn biết rồi đó tình cảm không thể cưỡng ép được. Khó nhất là bài học linh hồn, ví dụ như một bài học "phải biết tự ra quyết định trong một mối quan hệ mà không đòi người kia làm thay mình" đi chẳng hạn. Phải học để có được khả năng này lận. Tức là người trả phải làm sao cho bạn có khả năng này chứ không chỉ là "nhận ra mình phải học bài học này". Cho nên mối quan hệ nghiệp quả nếu đến để dạy nhau một bài học gì đó là dạng nặng đô lắm, hai người cứ chia tay rồi lại quay lại mãi cho đến khi bạn thấy ra bài học đó VÀ học bằng được nó cho có thành hành động thì mới gọi là người kia "trả xong" lận.
Để giải được một bài học như vậy nếu chỉ có hai người thì chắc phải tính bằng năm đó bạn. Còn nếu có người mổ xẻ giùm và hướng dẫn thì rút ngắn bớt và hai bên đỡ đau khổ...
Trần Hiền
Kiểu mối quan hệ này bạn có thể gặp ở Ex (ny cũ). Có thể là first-love hay những mối quan hệ của những người yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Cũng có thể là vợ-chồng đã li hôn.
Với những mối quan hệ đầu tiên mà chúng ta thường dính vào là một mối quan hệ nghiệp quả. Các mối quan hệ nghiệp quả hầu như là những bài học mà chúng ta đã không thể học được trong cuộc đời trước-những người này thường không có ý định dễ dãi đối với chúng ta, bởi vì họ muốn thay đổi lối sống của chúng ta. Mối quan hệ nghiệp quả là một mối quan hệ vô cùng bùng cháy, mang đến cho chúng ta rất nhiều khổ đau. Các mối quan hệ nghiệp quả thường có kết thúc sớm và không có triển vọng bên nhau mãi mãi – chúng ta không nên sống cuộc đời của mình với người bạn đời nghiệp quả của mình. Điều này có thể rất khó để chấp nhận, chúng ta đôi khi rất cố chấp để giữ mối quan hệ nghiệp-quả này tuy nhiên dù cho chúng ta ước muốn nó nhiều như thế nào đi nữa – nhưng quyết định tồi tệ nhất mà chúng ta có thể thực hiện là chọn giữ nó lại. Các mối quan hệ nghiệp bùng cháy và có vẻ như khiến ta say sưa vào mọi thời điểm, nhưng điểm chung của các mối quan hệ kiểu này là nó sẽ đi vào cuộc đời chúng ta, thay đổi chúng ta – và sau đó bỏ đi. Rất thường xuyên, những người mà đã cưới và ly dị thời trẻ thì đều đã cưới mối quan hệ nghiệp quả của họ, thay vì để họ rời đi khi thời điểm
Minh Ánh