Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội như thế nào?
kiến thức chung
* Truyền thuyết là cốt lõi của lễ hội, khiến cho lễ hội có nội dung thiêng liêng, còn lễ hội làm cho việc diễn xướng truyền thuyết được sinh động, thu hút sự gắn bó và cộng Cảm của tập thể.
* Đối với dân gian, lễ hội là hình thức kể chuyện, là sự bảo lưu các cốt truyện, Bởi vì: Nhân dân hầu như không biết Chữ, không thể đọc được các bản kể truyền thuyết được các nhà Nho sưu tầm. các lễ hội kể lại thường niên nội dung các truyền thuyết làm Nhân dân dễ nhớ, dễ thuộc. hình tượng người anh hùng- Nhân vật truyền thuyết, cuộc đời và những hành trang của họ sẽ tác động trực tiếp, trực quan đến đông đảo Nhân dân nhờ môi trường lễ hội. Ở đó, Nhân dân không chỉ là người xem hội thụ động mà còn là người chủ động đóng vai, nhập vai khi được tham gia làm những Nhân vật và diễn lại các sự kiện của truyền thuyết. Điều này đã góp phần nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc và tình Cảm cộng Đồng của Nhân dân. lễ hội gắn với nghi lễ nên tính trang nghiêm (không gian và thời gian thiêng) càng thể hiện được bản chất của truyền thuyết nhằm tôn vinh các anh hùng- Nhân vật truyền thuyết.
* Gắn với lễ hội chính là làm nên sức sống bền bỉ của truyền thuyết được lưu truyền. còn Đối với lễ hội, truyền thuyết đóng vai trò là xương sống, là cốt truyện dẫn dắt tiến trình lễ hội, là sự minh Giải cho lễ hội: mở hội vào ngày nào, sau bao nhiêu năm lại mở lại một lần, tại sao kéo dài từng ấy ngày, rước từ đâu đến đâu, lễ vật dâng cúng gồm những gì, phải kiêng kị những gì…
* Các lễ hội đều có nguồn gốc là các nghi lễ nông nghiệp, phát triển thành hội làng. sau đó thì lớp ý nghĩa chống ngoại xâm, ca ngợi các vị anh hùng- Nhân vật truyền thuyết được lồng ghép vào và chiếm vị trí nổi bật. Đây cũng là một sự gần gũi giữa nội dung của lễ hội với nội dung của truyền thuyết. Thực chất trong các truyền thuyết anh hùng, hai mặt sản xuất và chiến đấu được kết hợp rất nhịp nhàng.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Tuấn Tuấn Đạt