Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

Chà, câu hỏi này nhạy cảm quá, vậy nên xin phép trả lời ẩn danh nhé.

Đạo đức là những chuẩn mực phân biệt đúng sai của một người.

Mình là người có trải nghiệm trong môi trường nhà nước, tính đến nay được khoảng gần 10 năm. Nói về vấn đề đạo đức trong chính trị thì đó quả là một điểm quan trọng mà bạn cần nhận thước được khi bước chân vào. Mỗi ngành nghề, môi trường xã hội khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn đạo đức khác nhau.

Chính trị, hay quản trị nhà nước là một hình thái đặc biệt trong ngành quản trị học. Nên nó cũng là một ngành khoa học quản trị, cần rất nhiều tri thức. Để tồn tại, thành công được trong môi trường này dĩ nhiên là bạn phải giỏi. Mà cái giỏi nhất cần phải làm đó là giỏi nhịn nhục. Càng nhịn nhục giỏi, bạn càng dễ tồn tại trong môi trường chính trị. Một người giỏi nhịn nhục liệu có phải là một người đạo đức?

Mỗi người bình thường luôn có một cái tôi của mình. Cái tôi đó được xây dựng dựa trên cá tính, sở thích và những chuẩn mực đạo đức của người đó. Cái tôi đó sẽ thể hiện ra chúng ta thích hay ghét một người, một việc. Người làm chính trị cũng gần giống như các ngôi sao showbiz, bị vạn người chú mục, luôn phải làm hài lòng tất cả. Thế nên dần dần họ sẽ quen với việc sống, nói, và làm "giả dối" cốt để hài lòng số đông. Gặp ai họ cũng có thể khen, có thể nịnh, có thể nói lời hay ý đẹp. Nói dối và nịnh hót dường như là một phương thức tất phổ biến nhất để thăng tiến.

Không phải ngẫu nhiên, mà mọi người vẫn đồn đại định nghĩa: Chính trị là thủ đoạn. Trong chính trị, việc làm tốt, thực làm rất khó để đo đếm, đánh giá hiệu quả, phân biệt đúng sai. Thế nên mọi người gần như không thể dùng phương pháp cạnh tranh sòng phẳng để thăng tiến. Trong chính trị, người ta cạnh tranh chủ yếu bằng các thủ đoạn chính trị. Bôi xấu, dựng chuyện, kéo bè cánh, nịnh bợ, đút lót ... và rất nhiều các thủ đoạn khác. Một người chấp nhận cạnh tranh bằng thủ đoạn liệu có đạo đức?

Người làm chính trị thường hiểu rõ pháp luật, nhưng cũng hay vi phạm luật, hoặc chí ít là làm việc trên lằn ranh của pháp luật. Một người như vậy liệu có đạo đức?

https://cdn.noron.vn/2021/03/12/1605824623388-1615543819.jpg

Trong xã hội ai dám nhận mình là người đạo đức?

Đạo đức nhất có lẽ là những người lánh đời đi tu. Kém đạo đức nhất là những kẻ phạm tội, vi phạm pháp luật.

Vậy những nhà chính trị, những ông chủ doanh nghiệp, những người nổi tiếng, họ là những người luôn "giả vờ đạo đức", liệu có phải đạo đức và được xếp vào thang bậc nào trong xã hội?

Cảm nhận và đánh giá của mỗi người một khác. Với tôi những người làm chính trị là những người có chuẩn mực đạo đức khác biệt với phần đa những người dân thường. Dĩ nhiên họ cũng có chuẩn của họ. Có nhiều người làm chính trị, đã nghỉ hưu nhiều năm nhưng vẫn được thế hệ sau kính trọng, làm được nhiều việc cho đất nước.

Trả lời

Chà, câu hỏi này nhạy cảm quá, vậy nên xin phép trả lời ẩn danh nhé.

Đạo đức là những chuẩn mực phân biệt đúng sai của một người.

Mình là người có trải nghiệm trong môi trường nhà nước, tính đến nay được khoảng gần 10 năm. Nói về vấn đề đạo đức trong chính trị thì đó quả là một điểm quan trọng mà bạn cần nhận thước được khi bước chân vào. Mỗi ngành nghề, môi trường xã hội khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn đạo đức khác nhau.

Chính trị, hay quản trị nhà nước là một hình thái đặc biệt trong ngành quản trị học. Nên nó cũng là một ngành khoa học quản trị, cần rất nhiều tri thức. Để tồn tại, thành công được trong môi trường này dĩ nhiên là bạn phải giỏi. Mà cái giỏi nhất cần phải làm đó là giỏi nhịn nhục. Càng nhịn nhục giỏi, bạn càng dễ tồn tại trong môi trường chính trị. Một người giỏi nhịn nhục liệu có phải là một người đạo đức?

Mỗi người bình thường luôn có một cái tôi của mình. Cái tôi đó được xây dựng dựa trên cá tính, sở thích và những chuẩn mực đạo đức của người đó. Cái tôi đó sẽ thể hiện ra chúng ta thích hay ghét một người, một việc. Người làm chính trị cũng gần giống như các ngôi sao showbiz, bị vạn người chú mục, luôn phải làm hài lòng tất cả. Thế nên dần dần họ sẽ quen với việc sống, nói, và làm "giả dối" cốt để hài lòng số đông. Gặp ai họ cũng có thể khen, có thể nịnh, có thể nói lời hay ý đẹp. Nói dối và nịnh hót dường như là một phương thức tất phổ biến nhất để thăng tiến.

Không phải ngẫu nhiên, mà mọi người vẫn đồn đại định nghĩa: Chính trị là thủ đoạn. Trong chính trị, việc làm tốt, thực làm rất khó để đo đếm, đánh giá hiệu quả, phân biệt đúng sai. Thế nên mọi người gần như không thể dùng phương pháp cạnh tranh sòng phẳng để thăng tiến. Trong chính trị, người ta cạnh tranh chủ yếu bằng các thủ đoạn chính trị. Bôi xấu, dựng chuyện, kéo bè cánh, nịnh bợ, đút lót ... và rất nhiều các thủ đoạn khác. Một người chấp nhận cạnh tranh bằng thủ đoạn liệu có đạo đức?

Người làm chính trị thường hiểu rõ pháp luật, nhưng cũng hay vi phạm luật, hoặc chí ít là làm việc trên lằn ranh của pháp luật. Một người như vậy liệu có đạo đức?

https://cdn.noron.vn/2021/03/12/1605824623388-1615543819.jpg

Trong xã hội ai dám nhận mình là người đạo đức?

Đạo đức nhất có lẽ là những người lánh đời đi tu. Kém đạo đức nhất là những kẻ phạm tội, vi phạm pháp luật.

Vậy những nhà chính trị, những ông chủ doanh nghiệp, những người nổi tiếng, họ là những người luôn "giả vờ đạo đức", liệu có phải đạo đức và được xếp vào thang bậc nào trong xã hội?

Cảm nhận và đánh giá của mỗi người một khác. Với tôi những người làm chính trị là những người có chuẩn mực đạo đức khác biệt với phần đa những người dân thường. Dĩ nhiên họ cũng có chuẩn của họ. Có nhiều người làm chính trị, đã nghỉ hưu nhiều năm nhưng vẫn được thế hệ sau kính trọng, làm được nhiều việc cho đất nước.

Mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành, giữa nói và làm :v

Mình nghĩ tới 1 câu là - có đạo đức thì không làm được chính trị mà làm chính trị thì dần sẽ mất đi đạo đức.

Vui vậy thôi bạn nhé vì làm chính trị còn có người này người kia, không đánh đồng tất cả được.

Như bác mình ở bên Bộ CA, làm chính trị nhưng quân vẫn quý lắm, yêu quý thật lòng luôn, đến khi về hưu vẫn giữ quan hệ tốt, cơ mà vẫn nói ra là lớp CA sau này chúng nó biến chất rồi.

Nên thật sự tranh cãi về mấy cái này, nó không bao giờ hết í.