Mối quan hệ của Canada và Việt Nam ?
kiến thức chung
Quan hệ ngoại giao và đại diện chính thức
Canada thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1973, mở Đại sứ quán tại Hà Nội vào năm 1994 và Tổng lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1997. Canada là thành viên của Ủy ban Giám sát Quốc tế trong gần 25 năm, bắt đầu từ năm 1954, sau khi chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp kết thúc.
Tại Việt Nam, Đại diện cho Canada là Đại sứ quán Canada tại Hà Nội. Canada cũng có cơ quan đại diện là Tổng lãnh sự quán Canada tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Canada, Đại diện cho Việt Nam là Đại sứ quán Việt Nam ở Ottawa. Việt Nam cũng sắp mở cơ quan Tổng lãnh sự tại Vancouver.
Quan hệ song phương
Canada và Việt Nam duy trì các mối quan hệ rất tốt. Năm 2013, Canada và Việt Nam kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Quan hệ giữa Canada và Việt Nam đang ngày càng mở rộng, đặc biệt thể hiện qua thương mại, đầu tư ngày càng tăng và sự hiện diện nổi bật của Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Canada (CIDA). Năm, CIDA xác định Việt Nam là một trong số 20 quốc gia cần tập trung hỗ trợ. Trong suốt 5 năm qua trao đổi chính trị cấp cao giữa hai nước cũng được tăng cường.
Canada và Việt Nam đều là thành viên của các diễn đàn đa phương bao gồm ASEAN, trong đó Canada là Đối tác Đối thoại. Việt Nam là nước điều phối hoạt động của Canada trong giai đoạn 2006 – 2009. Canada và Việt Nam cũng là thành viên của Tổ chức hợp tác Kinh tế Châu Á–Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới(WTO), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp và Liên Hiệp Quốc.
Tại Canada, cộng đồng 180.000 người Canada gốc Việt đang hoạt động tích cực. Một số phái đoàn thương mại, văn hóa và từ thiện đến Việt Nam đã được tổ chức với sự tham gia của cộng đồng người Canada gốc Việt.
Giáo dục
Đầu năm 2007, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Canada tại Việt Nam đã tổ chức một chiến dịch quảng bá giáo dục Canada nhằm nâng cao số sinh viên Việt Nam chọn Canada làm điểm đến du học hàng đầu. Trong năm 2011 đã có hơn 3.000 học sinh, sinh viên Việt Nam học tập ở Canada.
Trong số 3.000 học sinh, sinh viên đó có 1.000 bạn học sinh, sinh viên mới sang năm ngoái. Con số này cho thấy số giấy phép du học được cấp cao gấp 4 lần năm 2007.
Việt Nam hiện đứng thứ 16 trong số các nước có nhiều sinh viên du học ở Canada. Hiện cũng có khoảng hơn 50 thỏa thuận hợp tác giữa các trường đại học của Canada và Việt Nam. Các công dân Việt Nam đều có thể tham gia Chương trình học bổng dành cho Khối Pháp ngữ của Canada do CIDA quản lý. Học bổng này nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển trong Khối Pháp ngữ nhằm tăng cương năng lực thể chế trên các lĩnh vực ưu tiên.
Hỗ trợ phát triển
Canada nối lại hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam vào năm 1990 và kể từ đấy thông qua CIDA đã cung cấp hơn 770 triệu đô la hỗ trợ các chương trình cải cách nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Việt Nam (Nguồn: Trưởng ban tài chính chi nhánh CIDA, số liệu giải ngân từ 1990-1991 cho đến 2011-2012)
Năm 2009, trong chương trình nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Canada, Việt Nam được CIDA chọn là quốc gia cần tập trung hỗ trợ. Hiên nay, chương trình của CIDA hỗ trợ Việt Nam thực hiện các ưu tiên trong lĩnh vực giảm nghèo, tập trung cải thiện môi trường đầu tư lành mạnh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ở vùng nông thôn và năng suất trong nông nghiệp.
CIDA tập trung nâng cao năng suất nông nghiệp, đặc biệt tại các tỉnh, thông qua hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác cho người nông dân cũng như các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao sản xuất, kỹ thuật thu hoạch, an toàn thực phẩm và chất lượng.
CIDA tập trung hỗ trợ cải cách pháp luật, chính sách và cải cách hành chính cần thiết đối với tăng trưởng theo thị trường, củng cố phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại khu vực nông thôn. CIDA cũng tập trung nâng cao kỹ năng cho người lao động thông qua việc tăng cường cơ hội tiếp cận cũng như quản lý hệ thống giáo dục dạy nghề và kỹ thuật.
Thương mại
Năm 2011, với mức tăng trưởng kinh tế đạt được gần 6%, Việt Nam tiếp tục duy trì một thập kỷ tăng tưởng cao và ổn định. Sự cải cách mạnh mẽ (thường gọi là “Đổi mới”) bắt đầu từ năm 1986, dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế và xã hội. Việt Nam đã thành công lớn trong việc giảm nghèo đói từ mức 58% năm 1993 xuống khoảng 10% năm 2010. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng cường sự tham gia vào quan hệ quốc tế và tìm kiếm quan hệ hữu hảo với tất cả các nước.
Thương mại hai chiều với Việt Nam đã tăng trưởng ổn định trong suốt thập kỷ qua, hiện giờ đang gấp 4 lần so với kim ngạch năm 2000. Kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Canada đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay với gần 1,46 tỷ đô la vào năm 2011. Kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt giá trị 1,3 tỷ đô la, trong khi kim ngạch xuất khẩu đạt gần 300 triệu đô la. Theo Tổng cục thống kê Canada, đầu tư trực tiếp của Canada tại Việt Nam vào cuối năm 2010 là 89 triệu đô la. Các công ty Canada tìm thấy cơ hội tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp và nông sản thực phẩm, giáo dục và đào tạo, các ngành công nghiệp liên quan đến rừng, dầu khí và công nghệ thông tin, truyền thông (ICT).
Việt Nam cam kết giữ vững mục tiêu lâu dài với quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu bằng việc tham gia APEC, khu vực tự do mậu dịch ASEAN và WTO. Việt Nam là thành viên trong các vòng đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Canada và Mexico sắp sửa tham gia vào mùa thu năm 2012.
Hiện Canada và Việt Nam đang đàm phán song phương hướng đến việc kí kết một Hiệp định bảo hộ đầu tư nước ngoài (FIPA).
Nội dung liên quan
Khôi Triết