Mỗi quả tên lửa SAM 2 dùng để bắn B52 có giá bao nhiêu?

  1. Lịch sử

Trong chiến tranh Việt Nam ta đặc biệt đạt được thành tích bắn rơi B52 của Mỹ. Không biết là ta có lãi nhiều không nếu một quả SAM 2 hạ một con B52 nhỉ

Từ khóa: 

chiến tranh việt nam

,

b52

,

lịch sử

Mình nhớ trước có phỏng vấn của trang A&S (một trang của Mỹ khá nổi tiếng về lĩnh vực hàng không quân sự) với các bác cựu binh tên lửa của Việt Nam. Trong đó có một bác tiết lộ là giá Sam 2 vào khoản 100.000 $ / 1 đạn (bên A&S ước lượng là tương đương với khoản 700.000$ theo thời giá tại thời điểm phỏng vấn - năm 2014)
Còn giá B52 vào năm 1962 là vào khoản 9,28 triệu $/ 1 chiếc (tương đương với khoản 83,52 triệu đô theo tỉ giá hiện nay)
Về hiệu suất tiêu diệt mục tiêu. Đến nay vẫn tranh cãi rất nhiều. Bên Việt Nam mình có thời điểm ghi nhận là 1 Sam diệt 1 B52 (hoặc loại khỏi vòng chiến). Nhưng bên mình cũng có lúc ghi nhận là phóng hàng chục quả không hạ được chiếc nào. Đấy là chưa kể, B52 là máy bay ném bom tầm xa chiến lược - nó vốn được tạo ra để hủy diệt các mục tiêu chiến lược như nhà máy, đô thị,... Mà mức độ thành công của B52 đối với những mục tiêu này ở VN đến nay vẫn còn là một điều gây tranh cãi.
Nhưng có một điều đáng chú ý, đó là từ tháng 5/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không đặt vấn đề: "Tỷ lệ bắn rơi B52 ở mức độ nào thì Mỹ rung chuyển, mức độ nào thì Nhà Trắng không chịu nổi và chịu thua" . Sau mấy tuần, câu trả lời đã được đưa ra:
N1 - tỷ lệ Mỹ chịu đựng được là 1-2% (trên tổng số B-52 tham chiến của Mỹ);
N2 - tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%;
N3 - tỷ lệ buộc Mỹ phải thua cuộc là trên 10%
Quân chủng Phòng không - Không quân loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3. Kết quả trong 12 ngày đêm chiến đấu mùa đông năm 1972, Quân chủng Phòng không - Không quân đã thực hiện vượt mức chỉ tiêu N3: tỷ lệ B-52 bị bắn hạ là 17,6% (34/197 chiếc, riêng các đơn vị phòng không Hà Nội bắn hạ 23 chiếc). Ngay cả với số liệu mà Mỹ thừa nhận (16 B-52 bị rơi, 4 bị hỏng nặng và 5 bị hỏng trung bình) thì cũng đã vượt qua mức N3.
Như vậy, có thể thấy là dù lời lãi như thế nào. Thì rõ ràng là thiệt hại của Mỹ đã vượt quá sức chịu nổi của họ (theo ước tính của bên ta). Còn thiếu hụt về Sam của bộ đội ta (những ngày cuối có xuất hiện tình trạng thiếu tên lửa) vẫn ở mức chấp nhận được.
Trả lời
Mình nhớ trước có phỏng vấn của trang A&S (một trang của Mỹ khá nổi tiếng về lĩnh vực hàng không quân sự) với các bác cựu binh tên lửa của Việt Nam. Trong đó có một bác tiết lộ là giá Sam 2 vào khoản 100.000 $ / 1 đạn (bên A&S ước lượng là tương đương với khoản 700.000$ theo thời giá tại thời điểm phỏng vấn - năm 2014)
Còn giá B52 vào năm 1962 là vào khoản 9,28 triệu $/ 1 chiếc (tương đương với khoản 83,52 triệu đô theo tỉ giá hiện nay)
Về hiệu suất tiêu diệt mục tiêu. Đến nay vẫn tranh cãi rất nhiều. Bên Việt Nam mình có thời điểm ghi nhận là 1 Sam diệt 1 B52 (hoặc loại khỏi vòng chiến). Nhưng bên mình cũng có lúc ghi nhận là phóng hàng chục quả không hạ được chiếc nào. Đấy là chưa kể, B52 là máy bay ném bom tầm xa chiến lược - nó vốn được tạo ra để hủy diệt các mục tiêu chiến lược như nhà máy, đô thị,... Mà mức độ thành công của B52 đối với những mục tiêu này ở VN đến nay vẫn còn là một điều gây tranh cãi.
Nhưng có một điều đáng chú ý, đó là từ tháng 5/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không đặt vấn đề: "Tỷ lệ bắn rơi B52 ở mức độ nào thì Mỹ rung chuyển, mức độ nào thì Nhà Trắng không chịu nổi và chịu thua" . Sau mấy tuần, câu trả lời đã được đưa ra:
N1 - tỷ lệ Mỹ chịu đựng được là 1-2% (trên tổng số B-52 tham chiến của Mỹ);
N2 - tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%;
N3 - tỷ lệ buộc Mỹ phải thua cuộc là trên 10%
Quân chủng Phòng không - Không quân loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3. Kết quả trong 12 ngày đêm chiến đấu mùa đông năm 1972, Quân chủng Phòng không - Không quân đã thực hiện vượt mức chỉ tiêu N3: tỷ lệ B-52 bị bắn hạ là 17,6% (34/197 chiếc, riêng các đơn vị phòng không Hà Nội bắn hạ 23 chiếc). Ngay cả với số liệu mà Mỹ thừa nhận (16 B-52 bị rơi, 4 bị hỏng nặng và 5 bị hỏng trung bình) thì cũng đã vượt qua mức N3.
Như vậy, có thể thấy là dù lời lãi như thế nào. Thì rõ ràng là thiệt hại của Mỹ đã vượt quá sức chịu nổi của họ (theo ước tính của bên ta). Còn thiếu hụt về Sam của bộ đội ta (những ngày cuối có xuất hiện tình trạng thiếu tên lửa) vẫn ở mức chấp nhận được.

Mình nghĩ là mình lãi rất nhiều. Nhưng cần phải cảm ơn Liên Xô khi đó đã viện trợ hệ thống Sam -2 hiện đại bậc nhất lúc đó. 

Kể cả bắn 2-3k quả đạn Sam-2 thì ta không chỉ tiêu diệt được máy bay mà còn cả các vũ khí và bom bên trong nó.