Mọi người thường mong ông bà mình mất đi sẽ được siêu thoát nên mời thầy về cúng. Vậy khi họ siêu thoát rồi thì ngày giỗ mình cúng cho ai ạ?
tâm linh
Giỗ ko phải là cúng kính kiểu như thí thực gì cho ng khuất mà là ngày tưởng nhớ về người đã khuất, dịp cho anh em bà con họp mặt. Vậy thì siêu hay chưa đều giỗ đc, ko quan trọng.
Cầu siêu cũng ko phải cứ cầu là siêu (nên năm nào cũng cầu siêu 2-3 bận). Khi siêu sinh thì cũng ko phải siêu là đi luôn, ngoại trừ sinh vào các con đường kém như địa ngục, đầu thai làm con vật, con người,... thì người đã khuất còn có thể sinh vào các con đường tốt hơn ở các cõi của Thần, Trời, Phật,... Nên trong đám cúng có thể khấn ông bà về dự chung.
Nhưng đấy chỉ là phần tâm linh. Mục đích chính, cũng như thờ phượng, thắp nhang,... Ý nghĩa tốt đẹp của nó là biện pháp để người sống tưởng nhớ ng chết, và là phương tiện gắn kết người sống thôi.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyễn Quang Vinh
Giỗ ko phải là cúng kính kiểu như thí thực gì cho ng khuất mà là ngày tưởng nhớ về người đã khuất, dịp cho anh em bà con họp mặt. Vậy thì siêu hay chưa đều giỗ đc, ko quan trọng.
Cầu siêu cũng ko phải cứ cầu là siêu (nên năm nào cũng cầu siêu 2-3 bận). Khi siêu sinh thì cũng ko phải siêu là đi luôn, ngoại trừ sinh vào các con đường kém như địa ngục, đầu thai làm con vật, con người,... thì người đã khuất còn có thể sinh vào các con đường tốt hơn ở các cõi của Thần, Trời, Phật,... Nên trong đám cúng có thể khấn ông bà về dự chung.
Nhưng đấy chỉ là phần tâm linh. Mục đích chính, cũng như thờ phượng, thắp nhang,... Ý nghĩa tốt đẹp của nó là biện pháp để người sống tưởng nhớ ng chết, và là phương tiện gắn kết người sống thôi.
Lê Minh Hưng
Tuy nhiên đa số người Việt sẽ thờ cúng tổ tiên vì người Việt (gồm cả người Kinh, Thái, Mường ...) sẽ có chung tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nó là tín ngưỡng chứ không phải tôn giáo.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bản sắc văn hóa của người Việt
btgcp.gov.vn
Quay trở lại câu hỏi của bạn, thì với tín ngưỡng của người Việt, trong những ngày giỗ Tết, tổ tiên ông bà có thể hiện về để chứng kiến con cháu làm giỗ. Người chết tuy ở cõi khác nhưng có liên hệ huyết thống thì vẫn không ngừng quan sát và phù hộ cho người còn sống.
Tín ngưỡng của người Việt không hẳn là một tôn giáo, thế nên nó không có những giáo lý chặt trẽ như linh hồn, siêu thoát, thiên đàng, địa ngục.
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn_ng
vi.wikipedia.org
Ghost Wolf
Cá nhân mình thấy việc làm giỗ thắp hương gì đấy về cơ bản mục đích là tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha, mẹ, ông, bà... đã khuất và là 1 dịp để tụ họp mọi người trong họ. Chứ người đã khuất cũng có ăn được đâu.
Còn vụ siêu thoát chắc là lục đạo(thất đạo) luân hồi gì đó của Phật giáo ko liên quan lắm, vì nếu theo giáo lý của họ thì bạn chỉ nên thờ Phật và đọc kinh thôi, tổ tiên ông bà của bạn đã biến thành người khác hoặc đang ở đạo khác rồi và cũng ko ăn dc những gì bạn cúng.